Tóm tắt
Nội dung
  
  
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, cộng đồng trong việc bảo vệ, giữ gìn, đảm bảo vệ sinh môi trườngCần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, cộng đồng trong việc bảo vệ, giữ gìn, đảm bảo vệ sinh môi trường
Đó là chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 8586/UBND-KTTC ngày 21/9/2023 về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.

Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn (sau đây gọi tắt là Chiến dịch) được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động hằng năm trên phạm vi toàn cầu nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng tham gia các hoạt động cải thiện và bảo vệ môi trường.

Thực hiện văn bản số 7294/BTNMT-TTTT ngày 30/8/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; nhằm tiếp tục góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường; khuyến khích các hoạt động, phong trào cộng đồng vì môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững; thực thi hiệu quả các cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu; UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành và đề nghị các đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tích cực tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch, cụ thể như sau:

- Tiếp tục phát động các phong trào cộng đồng như ra quân làm vệ sinh môi trường, trồng cây, cải thiện, phục hồi môi trường tại các đô thị, khu dân cư và vùng lân cận, nhất là trên các hồ, sông, kênh, rạch… , tập trung vào việc thu gom, thu hồi các sản phẩm làm từ nhựa, bao bì, túi nilon khó phân hủy và vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo quy định. Căn cứ điều kiện thực tế, mỗi cơ quan, địa phương tổ chức chiến dịch cao điểm, sự kiện, phong trào, chương trình hành động để hưởng ứng và tạo giá trị lan tỏa cao.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, cộng đồng trong việc bảo vệ, giữ gìn, đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn; phân loại chất thải tại nguồn, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải; từ chối sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi nilon khó phân hủy; khuyến khích phát triển, sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường.

- Đẩy mạnh, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các chương trình đào tạo; nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân, doanh nghiệp đối với công tác bảo vệ môi trường, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy và nhận thức về lối sống bền vững hài hòa với thiên nhiên; xây dựng đạo đức môi trường, văn hóa, văn minh sinh thái trong ứng xử với tự nhiên; khắc phục và loại bỏ tư tưởng chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua trách nhiệm bảo vệ môi trường.

- Các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình tăng thời lượng tuyên truyền, truyền thông về bảo vệ môi trường, đặc biệt là các nội dung có liên quan đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các hoạt động vì môi trường... Thực hiện các chương trình truyền thông theo hướng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, truyền thông phù hợp trên nền tảng công nghệ, phù hợp từng nhóm đối tượng.

- Phát hiện, nhân rộng các gương điển hình, mô hình, sáng kiến, giải pháp, cách làm hay về bảo vệ môi trường. Khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường.

Theo đó, UBND tỉnh giao các sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ điều kiện thực tế tổ chức các hoạt động, nội dung thiết thực, hưởng ứng Chiến dịch, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 10/10/2023 để tổng hợp, gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường), đồng gửi báo cáo UBND tỉnh.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể cho các địa phương tổ chức phát động hưởng ứng Chiến dịch, đăng tải trên website của Sở Tài nguyên và Môi trường về các nội dung tuyên truyền nêu trên và hướng dẫn nội dung các băng rôn, panô, áp phích, khẩu hiệu./.

P.PBGDPL.STPLA

 


22/09/2023 4:00 CHĐã ban hành
Sở Tư pháp Long An phát động hưởng ứng tham gia Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật" năm 2023Sở Tư pháp Long An phát động hưởng ứng tham gia Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật" năm 2023
Để thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2023; tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ ngành Trung ương và yêu cầu nhiệm vụ của địa phương theo Kế hoạch số 1854/KH-STP ngày 02/8/2023 của Sở Tư pháp về việc tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật" (sau đây viết tắt là Cuộc thi); Thể lệ Cuộc thi số 2216/TL-BTC ngày 15/9/2023; Sở Tư pháp đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; các sở, ngành, đoàn thể tỉnh; Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố quan tâm:
Triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn cho các cấp, các ngành, địa phương phát động, vận động, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang và Nhân dân trên địa bàn tỉnh tích cực hưởng ứng, tham gia Cuộc thi. Đẩy mạnh truyền thông, thông tin đại chúng trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương mình hoặc theo hình thức phù hợp khác (loa truyền thanh, aphích, băng rôn…).

UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Tư pháp tham mưu chỉ đạo, triển khai, hướng dẫn công tác truyền thông Cuộc thi đến cán bộ và Nhân dân biết, tích cực tham gia Cuộc thi.

Theo đó, Cuộc thi được tổ chức trong thời gian bắt đầu từ 07 giờ 00 phút, ngày 01/10/2023 đến 24 giờ 00 phút, ngày 15/10/2023.

z4713752260780_a2190db5670dc41228b354c3e97cfefc.jpg

Đối tượng dự thi là công dân Việt Nam từ 16 tuổi trở lên đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh Long An.

Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức trực tuyến tại địa chỉ: http://timhieuphapluat.longan.gov.vn và được đặt Chuyên mục trên Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Long An (địa chỉ https://pbgdpl.longan.gov.vn) và Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp (địa chỉ https://stp.longan.gov.vn).

Nội dung thi tìm hiểu các quy định của pháp luật về Hôn nhân và gia đình; Hộ tịch và Trợ giúp pháp lý.

Cách thức thi, số lượng câu hỏi, cách tính điểm cuộc thi, giải thưởng cuộc thi... được quy định tại Thể lệ số 2216/TL-BTC ngày 15/9/2023 của Ban Tổ chức Cuộc thi (kèm theo The le cuoc thi truc truyen tim hieu phap luat.pdf).

Giải thưởng của Cuộc thi bao gồm giải thưởng cho cá nhân và giải thưởng cho tập thể.

Giải thưởng tập thể: 01 Giải nhất: Gồm Giấy khen của Giám đốc Sở Tư pháp và kèm theo tiền thưởng trị giá 5.000.000 đồng; 02 Giải nhì: Gồm Giấy khen của Giám đốc Sở Tư pháp và kèm theo tiền thưởng trị giá 3.500.000 đồng/giải; 05 Giải ba: Gồm Giấy khen của Giám đốc Sở Tư pháp và kèm theo tiền thưởng trị giá 2.000.000 đồng/giải.

Giải thưởng cá nhân: 01 Giải nhất: Gồm Giấy khen của Giám đốc Sở Tư pháp và kèm theo tiền thưởng trị giá 4.000.000 đồng; 02 Giải nhì: Gồm Giấy khen của Giám đốc Sở Tư pháp và kèm theo tiền thưởng trị giá 2.000.000 đồng/giải; 03 Giải ba: Gồm Giấy khen của Giám đốc Sở Tư pháp và kèm theo tiền thưởng trị giá 1.500.000 đồng/giải; 10 Giải khuyến khích: Gồm Giấy khen của Giám đốc Sở Tư pháp và kèm theo tiền thưởng trị giá 700.000 đồng/giải.

Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ tổ chức Hội nghị tổng kết và trao giải Cuộc thi, dự kiến vào ngày 09/11/2023.

Sở Tư pháp đề nghị: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể tỉnh quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động trong đoàn viên, hội viên tích cực tham gia Cuộc thi. Liên Đoàn lao động tỉnh quan tâm tuyên truyền, vận động, khuyến khích, tạo điều kiện cho công nhân, người lao động trên địa bàn tỉnh tham gia Cuộc thi.Sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, phát động cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên… trong nhà trường tích cực tham gia Cuộc thi. Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An, Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An đưa tin, bài viết giới thiệu, truyền thông về Cuộc thi để thu hút sự tham gia của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Sở Tư pháp Long An


22/09/2023 11:00 SAĐã ban hành
Sở Tư pháp tập huấn nghiệp vụ thực hiện các Đề án về PBGDPL trên địa bàn huyện Thạnh HoáSở Tư pháp tập huấn nghiệp vụ thực hiện các Đề án về PBGDPL trên địa bàn huyện Thạnh Hoá
Thực hiện Kế hoạch 739/KH-UBND ngày 22/3/2023 của UBND tỉnh Long An về việc thực hiện các Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật do Sở Tư pháp chủ trì thực hiện năm 2023. Được sự  ủy quyền của UBND tỉnh, ngày 20/9/2023, Sở Tư pháp phối hợp với UBND huyện Thạnh Hoá tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ thực hiện các Đề án PBGDPL năm 2023. Đến dự và phát biểu với Hội nghị có ông Phạm Tùng Chinh - Phó Bí thư Huyện uỷ - Chủ tịch UBND huyện Thạnh Hoá. Tham dự Hội nghị có gần 130 đại biểu là Báo cáo viên pháp luật; Tuyên truyền viên pháp luật; Giáo viên giảng dạy môn pháp luật, giáo dục công dân ở các Trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn huyện Thạnh Hoá.

hình 20.9a.jpg

Ông Phạm Tùng Chinh – Phó Bí thư Huyện uỷ - Chủ tịch UBND huyện Thạnh Hoá phát biểu tại Hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe bà Lê Thị Lo - Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư - Báo cáo viên pháp luật tỉnh triển khai các nội dung: Kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; nghiệp vụ thực hiện các Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật do Sở Tư pháp chủ trì thực hiện như: Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027" theo Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân" theo Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ…

hinh 20.9b.jpg

Bà Lê Thị Lo - Trưởng phòng PBGDPL - Sở Tư pháp triển khai những nội  dung cơ bản thực hiện các Đề án về PBGDPL

Phát biểu tại Hội nghị, ông Phạm Tùng Chinh - Phó Bí thư Huyện uỷ - Chủ tịch UBND huyện Thạnh Hoá đề nghị đại biểu tham dự Hội nghị phải thường xuyên tự trau dồi, rèn luyện, nâng cao kỹ năng, phương pháp tuyên truyền PBGDPL để đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác PBGDPL trong tình hình mới. Đồng thời, chủ động tham mưu đề xuất nội dung, hình thức, cách thức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật kịp thời, chính xác, phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tế;…

hinh 20.9c.jpg

Hình ảnh các đại biểu tham dự tại Hội nghị

Thông qua Hội nghị lần này, nhằm tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công PBGDPL nói chung; trong đó, tập trung tổ chức triển khai thực hiện các Đề án về PBGDPL nói riêng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và Nhân dân, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Được biết, huyện Thạnh Hoá là đơn vị đầu tiên trong 03 đơn vị được Sở Tư pháp triển khai theo Kế hoạch 739/KH-UBND ngày 22/3/2023 của UBND tỉnh Long An./.

  Diễm Trinh- P.PBGDPL


21/09/2023 4:00 CHĐã ban hành
UBND huyện Tân Trụ triển khai văn bản pháp luật mớiUBND huyện Tân Trụ triển khai văn bản pháp luật mới
Chiều ngày 21/9/2023, UBND huyện Tân Trụ tổ chức hội nghị triển khai văn bản pháp luật mới cho đại diện các cơ quan, ban, ngành huyện; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và công chức Tư pháp - Hộ tịch 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

gfh.jpg

Đợt này, huyện Tân Trụ triển khai 03 luật gồm Luật thanh tra, Luật Thực hiện Dân chủ cơ sở, Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Cả 03 luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 4 trong tháng 11/2022 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023.  Cụ thể, Luật Thanh Tra có 08 chương với 118 điều, quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra. Luật Thực hiện Dân chủ cơ sở có 06 chương với 91 điều, quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở. Luật Phòng chống bạo lực gia đình có 06 chương gồm 56 điều, quy địnhvề phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng chống bạo lực gia đình; điều kiện bảo đảm phòng, chống bạo lực gia đình; quản lý Nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng chống bạo lực gia đình .

h.png

Báo cáo viên của huyện đã thông tin với đại biểu về nội dung cơ bản và những điểm mới của các luật này so với các văn bản pháp luật cũ; đồng thời định hướng tuyên truyền, phổ biến luật mới trong thời gian tới. Qua đó, giúp đại biểu nắm vững những nội dung, quy định mới của luật phục vụ trong quá trình công tác, thực hiện nhiệm vụ cũng như tuyên truyền, phổ biến đến người dân biết để sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật./.

                                                                                        Nguyễn Văn Đảm, Phòng Tư pháp huyện Tân Trụ

 

 


21/09/2023 11:00 SAĐã ban hành
Sở Tư pháp: Kiểm tra, khảo sát và hướng dẫn nghiệp vụ đối với công tác tư pháp trên địa bàn huyện Mộc HóaSở Tư pháp: Kiểm tra, khảo sát và hướng dẫn nghiệp vụ đối với công tác tư pháp trên địa bàn huyện Mộc Hóa
Thực hiện Kế hoạch số 196/KH-UBND ngày 19/01/2023 của UBND tỉnh về thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải ở cơ sở (HGCS), xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (TCPL) năm 2023 trên địa bàn tỉnh Long An; Kế hoạch số 924/KH-STP ngày 05/5/2023 của Sở Tư pháp về kiểm tra, khảo sát và hướng dẫn nghiệp vụ đối với công tác tư pháp cấp huyện, cấp xã năm 2023.

z4709421704113_da06d29fc175df7c7c325d88db100f66.jpg

Ông Nguyễn Văn Lâm - Phó Giám đốc Sở Tư pháp, phát biểu tại buổi kiểm tra

Chiều ngày 19/9/2023, Đoàn kiểm tra do ông Nguyễn Văn Lâm - Phó Giám đốc Sở Tư pháp làm Trưởng đoàn, cùng các thành viên Lãnh đạo, công chức các đơn vị thuộc Sở Tư pháp đến tiến hành kiểm tra, khảo sát theo các nội dung nêu tại Kế hoạch số 924/KH-STP ngày 05/5/2023 của Sở Tư pháp và kiểm tra, hướng dẫn thực hiện công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (hồ sơ thực hiện năm 2022) đối với địa phương theo Kế hoạch số 196/KH-UBND ngày 19/01/2023 của UBND tỉnh tại đơn vị huyện Mộc Hóa.

z4707689498377_b736f25ef6ef63f48ee3a4ebc9956ec3.jpg

Tiếp và làm việc với Đoàn kiểm tra có ông Nguyễn Văn Minh - Chủ tịch UBND huyện Mộc Hóa, cùng Lãnh đạo Phòng Tư pháp; đại diện Lãnh đạo một số cơ quan (Công an, Bảo hiểm xã hội, Nội vụ, Tài chính, Trung tâm Hành chính công, ...); đại diện Lãnh đạo UBND và công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã, thị trấn.

Tại buổi làm việc, Đoàn Kiểm tra ghi nhận, đánh giá cao kết quả đạt được của công tác tư pháp trên địa bàn huyện; ngay từ đầu năm, Phòng Tư pháp đã kịp thời tham mưu UBND huyện ban hành các chương trình, kế hoạch để triển khai, tổ chức thực hiện và đạt kết quả nổi bật trên một số lĩnh vực: chỉ đạo điều hành, văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật, hành chính tư pháp, quản lý XLVPHC, TDTHPL,… đảm bảo yêu cầu chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước của huyện; nổi bật trên một số mặt công tác như:

Trong 09 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn huyện ban hành 01 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL);  công tác rà soát VBQPPL, qua rà soát đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn huyện Mộc Hóa có tổng số 13 văn bản QPPL, gồm: 01 Nghị quyết và 12 Quyết định. Công tác  PBGDPL; HGCS; Chuẩn TCPL và các chương trình, Đề án về PBGDPL trên địa bàn huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai, quán triệt, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan và báo cáo đúng thời gian quy định; tổ chức tuyên truyền được 371 cuộc có 11.293 lượt người tham dự, 213 tin bài trên Hệ thống đài truyền thanh huyện đến các xã, thị trấn, cấp phát 3.200 tờ gấp; tỷ lệ hòa giải thành trên 97%; có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn TCPL. Công tác hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi và bồi thường nhà nước: UBND huyện đã ban hành tất cả các văn bản chỉ đạo của cấp trên nhằm triển khai thực hiện tốt công tác hành chính tư pháp trên địa bàn huyện. Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, UBND huyện ban hành nhiều Kế hoạch và văn bản chỉ đạo đến công tác xử lý vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, UBND huyện còn ban hành Quyết định số 745/QĐ-UBND ngày 05/6/2023 về việc thành lập Đoàn kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn huyện Mộc Hóa năm 2023 để tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện công tác xử phạt vi phạm hành chính năm 2023 trên địa bàn huyện, trong 09 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn huyện phát sinh 28 hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo điều hành nói chung, trong hoạt động trên các lĩnh vực hành chính tư pháp, công tác chuyên môn khác nói riêng Phòng tư pháp thực hiện ứng dụng tương đối thành thạo các phần mềm như: Phần mềm quản lý và điều hành văn bản; phần mềm thống kê ngành tư pháp; phần mềm quản lý hộ tịch; phần mềm kế toán... và 100% cán bộ, công chức của đơn vị điều thực hiện chữ ký số để phát hành văn bản và sử dụng thư điện tử có tên miền longan.gov.vn để trao đổi thông tin, tài liệu trong công việc;...

z4707688962737_34acb862da020bdb32cf09fc5ac077da.jpg

Trên cơ sở kết quả theo dõi, kiểm tra và hướng dẫn của các phòng nghiệp vụ, ông Nguyễn Văn Lâm - Phó Giám đốc Sở, Trưởng Đoàn kiểm tra đã kết luận các nội dung, đề nghị UBND huyện tiếp tục quan tâm chỉ đạo kiện toàn và nâng cao chất lượng đối với công chức tư pháp tại địa phương; chỉ đạo các ngành, cơ quan chuyên môn và UBND cấp xã tăng cường phối hợp chặt chẽ với Phòng Tư pháp thực hiện có hiệu quả, chất lượng các nhiệm vụ công tác tư pháp trên địa bàn huyện; tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai sót, hạn chế trong công tác tư pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương; chỉ đạo Phòng Tư pháp và UBND cấp xã rà soát việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác tư pháp năm 2023 gắn với tiêu chí thi đua, nhất là những hạn chế đã được Đoàn kiểm tra chỉ ra;…

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Minh - Chủ tịch UBND huyện Mộc Hóa yêu cầu các đại biểu tham dự tại buổi kiểm tra nghiêm tức tiếp thu ý kiến phát biểu của Trưởng Đoàn kiểm tra, cũng như ý kiến của các thành viên trong Đoàn kiểm tra đã chỉ ra những hạn chế, thiếu soát; chỉ đạo Trưởng Phòng Tư pháp tham mưu cho UBND huyện Kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ lĩnh vực tư pháp cho các đại biểu các ngành có liên quan; UBND, Công chức Tư pháp - Hộ tịch trên địa bàn huyện Mộc Hóa, đưa công tác tư pháp đi vào nề nếp, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác tư pháp trên địa bàn huyện trong thời gian tới./.

PBLA

 


20/09/2023 10:00 SAĐã ban hành
Lan toả những thông điệp ý nghĩa từ Hội thi Hoà giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IVLan toả những thông điệp ý nghĩa từ Hội thi Hoà giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV
Vòng loại miền Bắc, Hội thi Hoà giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV đã khép lại nhưng dư âm của hội thi vẫn tiếp tục lan toả, đặc biệt là những thông điệp ý nghĩa về công tác hoà giải cơ sở - “nhịp cầu nối những bờ vui”, “vì một xã hội phồn vinh”…
Ngày hội chung của những hoà giải viên

4h sáng ngày 13/9, chị Lục Hải Yến, Nông Thị Thảo, Lãnh Thị Lan - các hoà giải viên giỏi của đội tỉnh Cao Bằng - đã thức giấc. Khác với mọi ngày, các chị không lên nương rẫy mà chuẩn bị đồ đạc để ra xe ô tô, di chuyển tới Hải Phòng, nơi đăng cai tổ chức vòng loại khu vực miền Bắc – Hội thi Hoà giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV. Trong túi hành lý, các chị đều mang theo bộ trang phục truyền thống của người Dao, thứ “tài sản” quý giá được các chị dành 3-5 năm để thêu tay.
Chị Lan kể rằng bộ trang phục đó sẽ đi theo các chị suốt cuộc đời và chỉ được dùng trong những dịp thực sự đặc biệt bởi sự cầu kỳ đến từng đường kim mũi chỉ và hoa văn đẹp mắt. Đứng trên sân khấu của hội thi Hoà giải viên giỏi, các bộ trang phục với gam màu đen, đỏ này không chỉ gây ấn tượng bởi các hoạ tiết bằng bạc, các chuỗi bông đỏ được gắn trên áo mà còn thể hiện sự khéo léo và nâng niu các giá trị truyền thống của người phụ nữ dân tộc Dao.
Xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, quê hương của các chị cũng là nơi có khu di tích quốc gia đặc biệt Trần Hưng Đạo, nơi đã thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đầu tiên. Do đó, người dân nơi đây rất trọng tình, trọng nghĩa. “Chúng tôi khá “ưng cái bụng” với công việc hoà giải thường ngày, dù không được tính công cán nhưng những cái lợi mà công việc này mang lại là khiến hàng xóm, láng giềng yên ấm, không phải đưa nhau ra toà nếu có tranh chấp và đặc biệt khiến quê hương Tam Kim yên bình trở thành nơi đáng sống”, chị Yến chia sẻ.

Tiểu phẩm “Trúc mọc đến đâu, đất đến đó” mang đến hội thi là sự việc có thật ở địa phương kể về một vụ tranh chấp đất đai của hai chủ rừng trúc kéo dài 8 năm. Trong khoảng thời gian là 8 năm đó, các hoà giải viên đã nhẫn nại, kiên trì thuyết phục hai chủ đất và đã hoà giải thành trong sự vui mừng của cả bản làng, thậm chí cả ngành Tư pháp tỉnh Cao Bằng.
Khác với các hoà giải viên tỉnh Cao Bằng, trường hợp chị Nguyễn Thị Thu Hương và chị Phạm Thị Hằng (Hòa giải viên huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) lại mang giọng hát đầy nội lực, ấm áp đến với sân khấu của cuộc thi. Khán giả cũng như ban giám khảo dễ dàng nhận ra “chất” miền Trung trong lời ca, tiếng hát cũng như giọng nói của các hoà giải viên.
Ở độ tuổi xưa nay “hiếm”, ông Phạm Ngọc Toản (76 tuổi, tỉnh Sơn La) là hoà giải viên cao tuổi nhất hội thi. Ông Toản là cán bộ y tế về hưu. Từ năm 2007, ông bắt tay vào công tác hoà giải ở địa phương. Với lối sống gương mẫu, tích cực tham gia các hoạt động Mặt trận, cựu chiến binh và cấp uỷ cơ sở, ông Toản được bà con tín nhiệm cao. Bà con sống ở Bản Lầu, phường Chiềng Lề (TP Sơn La, tỉnh Sơn La) hễ có việc lớn, việc bé từ mâu thuẫn vợ chồng đến tranh chấp đất đai đều chia sẻ, tâm sự và hỏi quan điểm của ông Toản để xử lý.

Trong gia đình, con cái tôi đều làm trong Nhà nước, liên quan đến ngành pháp luật nên cả nhà đều đồng tình ủng hộ tôi tham gia công tác hoà giải. Thực ra, cũng có đôi lúc, tôi cảm thấy mệt vì phải dành nhiều thời gian đi vận động, khuyên ngăn bà con nhưng tựu chung lại, tôi hạnh phúc với lựa chọn thành hoà giải viên khi về hưu bởi công tác này khiến tôi minh mẫn hơn do thường xuyên xem lại sách báo liên quan đến pháp luật đồng thời cũng khiến cuộc sống thú vị hơn. Còn sức khoẻ thì tôi vẫn đồng hành cùng công tác hoà giải ở cơ sở”, ông Toản bộc bạch.
26 tỉnh, thành khác nhau, mỗi đội thi mang phong cách, tố chất khác nhau nhưng nhìn chung, hầu hết các hoà giải viên đều là những con người giản dị, chất phác, có người là nông dân, có người là cán bộ hưu trí, có người là lãnh đạo cấp thôn, xã, phường. Khi tham dự vòng loại miền Bắc, họ có chung một sân chơi, chung một ngày hội để thể hiện tài năng, sự hiểu biết về kiến thức pháp luật và kỹ năng hoà giải. Không chỉ vậy, các hoà giải viên còn có cơ hội để tham quan những di tích lịch sử, điểm du lịch nổi tiếng của TP Hoa Phượng đỏ.

Giám khảo công tâm, khách quan

Đánh giá về chất lượng vòng loại miền Bắc, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Phan Hồng Nguyên khẳng định Ban giám khảo rất khách quan, công tâm, dân chủ, cân nhắc kỹ lưỡng trong quá trình lựa chọn đội thi vào vòng chung kết. Một điểm mới của hội thi năm nay là lần đầu tiên Hội thi đã ứng dụng công nghệ thông tin trong phục vụ phần thi thông qua sử dụng thiết bị điện tử để lựa chọn phương án trả lời đúng trong phần thi trắc nghiệm. Một số đội thi đã lồng ghép nội dung pháp luật, truyền thông về công tác hoà giải qua loại hình nghệ thuật mang tính đặc thù của địa phương như: thơ, ca, bài hát. Tuy nhiên, bên cạnh đó, ông Nguyên cũng cho rằng một số đội thi thực hiện quá thời gian quy định. Vẫn còn lỗi kỹ thuật nhỏ còn trục trặc vào sáng 14/9.
Với 6 tỉnh, thành gồm: Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thái Nguyên, Ninh Bình, Hải Phòng bước vào vòng trong, chắc sân khấu của hội thi chung kết hứa hẹn sẽ còn “bùng nổ” hơn nữa.

Chia sẻ về bí quyết chiến thắng, bà Thiều Thị Chiên, Phó Trưởng phòng PBGDPL (Sở Tư pháp Hà Tĩnh) cho biết: Đội dự thi của chúng tôi chỉ có 20 ngày để thành lập và tập luyện để thi đấu theo đúng lịch của Ban tổ chức. Do đó, tất cả các thành viên tham dự - cán bộ phụ nữ xã và phó Bí thư đoàn xã - đều hăng say tập luyện cả ngày cả đêm, thậm chí tập xuyên 4 ngày nghỉ lễ dịp 2/9 vừa qua. Điểm cộng của đội Hà Tĩnh là quy trình xây dựng và duyệt kịch bản rất kỹ càng. Sau khi dựng nội dung và tập luyện, kịch bản được chỉnh sửa 02 lần theo chỉ đạo của lãnh đạo UBND huyện và Ban thường vụ huyện uỷ Kỳ Anh. Vòng cuối cùng, Sở Tư pháp “chốt” kịch bản sau khi đã kiểm tra từng câu, từng chữ. Trong khi đó, tinh thần của đội thi khá tốt khi được cả lãnh đạo huyện và lãnh đạo Sở Tư pháp đưa đi dự thi.

Những thông điệp ý nghĩa

Chia sẻ về sự lan toả của cuộc thi, bà Lưu Thị Thu Huyền, Trưởng phòng PBGDPL, Sở Tư pháp TP Hải Phòng nhận định: Thông qua các hội thi, những nội dung pháp luật được truyền tải đến người dân, khán giả một cách đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, tránh được sự cứng nhắc, khô khan. Từ đó, pháp luật có điều kiện lan tỏa, phát huy rộng rãi trong cuộc sống người dân. Bằng ngôn ngữ thân thiện, các phần thi đem lại những cảm xúc, ấn tượng tốt đẹp về con người và tình người trong việc hóa giải mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh từ thực tế cuộc sống hàng ngày.


Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh có chung quan điểm: Những ý nghĩa của công tác hoà giải mang lại chính là một phương thức an dân, vận động nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết, nghĩa tình nâng cao niềm tin đối với Đảng, Nhà nước góp phần giữ vững kỷ cương xã hội, tạo môi trường thuận lợi để xây dựng đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh như Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.
“Đã là cuộc thi, phải có đội đạt giải cao, có đội chưa đạt giải như mong muốn, nhưng tất cả chúng ta đều thấy rằng mình người chiến thắng, chiến thắng trong niềm đam mê, chiến thắng trong sự quyết tâm, chiến thắng của tình đoàn kết, tình hữu nghị”, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh nhấn mạnh.

Rất nhiều tỉnh, thành có sự tham gia đoàn của Giám đốc, Phó giám đốc Sở Tư pháp cho thấy sự quan tâm của các cấp, các ngành; thậm chí còn cử hàng loạt cán bộ hoà giải cơ sở đi cổ vũ cho đội thi, thông qua đó học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng hoà giải. Sự lan toả đó mới chính là thành công lớn nhất của hội thi khi nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ hoà giải cho đội ngũ hòa giải viên – những người vẫn được ví như là “thẩm phán cơ sở”, là người “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”.

Theo thống kê, toàn bộ nội dung hội thi được livestream trên Trang Fanpage Phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa chỉ facebook.com/VuPhobiengiaoducphapluat với hàng nghìn lượt theo dõi, bình luận. Từ đây, các thông điệp “Vì một xã hội phồn vinh”, “Hoà giải cơ sở - Nhịp cầu nối những niềm vui”, “Hoà giải vì tình yêu quê hương” lại càng có chỗ đứng và ý nghĩa với người dân và xã hội.

Nguồn: Báo điện tử Pháp luật Việt Nam


18/09/2023 4:00 CHĐã ban hành
Sở Tư pháp: kiểm tra công tác tư pháp tại huyện Tân TrụSở Tư pháp: kiểm tra công tác tư pháp tại huyện Tân Trụ
Thực hiện Kế hoạch số 196/KH-UBND ngày 19/01/2023 của UBND tỉnh về thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 trên địa bàn tỉnh Long An; Kế hoạch số 924/KH-STP ngày 05/5/2023 của Sở Tư pháp về kiểm tra, khảo sát và hướng dẫn nghiệp vụ đối với công tác tư pháp cấp huyện, cấp xã năm 2023.

z4703071691213_df72c47a96f746a2e77f331cb6d99038.jpg

Ông Trần Văn Năm - Phó Giám đốc Sở Tư pháp, phát biểu tại buổi kiểm tra

Chiều ngày 15/9/2023, Đoàn kiểm tra do ông Trần Văn Năm - Phó Giám đốc Sở Tư pháp làm Trưởng đoàn, cùng các thành viên Lãnh đạo, công chức các đơn vị thuộc Sở Tư pháp đến tiến hành kiểm tra, khảo sát theo các nội dung nêu tại Kế hoạch số 924/KH-STP ngày 05/5/2023 của Sở Tư pháp và kiểm tra, hướng dẫn thực hiện công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (hồ sơ thực hiện năm 2022) đối với địa phương theo Kế hoạch số 196/KH-UBND ngày 19/01/2023 của UBND tỉnh tại đơn vị huyện Tân Trụ.

z4703071393182_4b60de9319a0e66b07f5d1a8280c8242.jpg

Ông Ngô Tấn Tài - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Trụ, tiếp và làm việc với Đoàn kiểm tra

Tiếp và làm việc với Đoàn kiểm tra có ông Ngô Tấn Tài - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Trụ, cùng Lãnh đạo Phòng Tư pháp; đại diện Lãnh đạo một số cơ quan (Công an, Bảo hiểm xã hội, Nội vụ, Tài chính, Trung tâm Hành chính công, ...); đại diện Lãnh đạo UBND và công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã, thị trấn.

Tại buổi làm việc, Đoàn Kiểm tra ghi nhận, đánh giá cao kết quả đạt được của công tác tư pháp trên địa bàn huyện; ngay từ đầu năm, Phòng Tư pháp đã kịp thời tham mưu UBND huyện ban hành các chương trình, kế hoạch để triển khai, tổ chức thực hiện và đạt kết quả nổi bật trên một số lĩnh vực: chỉ đạo điều hành, văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật, hành chính tư pháp, quản lý XLVPHC, TDTHPL,… đảm bảo yêu cầu chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước của huyện; nổi bật trên một số mặt công tác như: Tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về xây dựng và ban hành, thực hiện tự kiểm tra, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL 01 cuộc có 57 đại biểu tham dự. Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Hội Luật gia, Công an, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội, UBND 05 xã (Đức Tân, Tân Phước Tây, Quê Mỹ Thạnh, Bình Tịnh và Tân Bình) tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, công chức và Nhân dân các văn bản pháp luật mới, được 05 cuộc được 324 đại biểu tham dự. Thực hiện Số hóa sổ hộ tịch trên địa bàn huyện theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Tư pháp giai đoạn 2016 - 2021 các xã, thị trấn đã hoàn thành xong. Tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính cho 110 đại biểu trên địa bàn huyện, qua tập huấn đã giúp cho cán bộ, công chức, chiến sĩ thông hiểu, nắm vững, tham mưu áp dụng đúng các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Tổ chức kiểm tra công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn huyện;…

z4703071436310_28a557a17be9f47f14bfd2f6faf47c5c.jpg

Trên cơ sở kết quả theo dõi, kiểm tra và hướng dẫn của các phòng nghiệp vụ, ông Trần Văn Năm - Phó Giám đốc Sở, Trưởng Đoàn kiểm tra đã kết luận các nội dung, đề nghị UBND huyện tiếp tục quan tâm chỉ đạo kiện toàn và nâng cao chất lượng đối với công chức tư pháp tại địa phương; chỉ đạo các ngành, cơ quan chuyên môn và UBND cấp xã tăng cường phối hợp chặt chẽ với Phòng Tư pháp thực hiện có hiệu quả, chất lượng các nhiệm vụ công tác tư pháp trên địa bàn huyện; tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai sót, hạn chế trong công tác tư pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương; chỉ đạo Phòng Tư pháp và UBND cấp xã rà soát việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác tư pháp năm 2023 gắn với tiêu chí thi đua, nhất là những hạn chế đã được Đoàn kiểm tra chỉ ra;…

Qua kiểm tra, góp phần tìm ra các mô hình, sáng kiến, giải pháp trong công tác tư pháp và nắm bắt những khó khăn vướng mắc trong thực hiện chuyên môn nghiệp vụ để hướng dẫn, xử lý kịp thời, từ đó đưa công tác tư pháp đi vào nề nếp, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới./.

Phan Đức Bộ


18/09/2023 10:00 SAĐã ban hành
Ủy ban nhân dân tỉnh Long An tổ chức triển khai thực hiện  Nghị quyết số 126/NQ-CPỦy ban nhân dân tỉnh Long An tổ chức triển khai thực hiện  Nghị quyết số 126/NQ-CP
Ngày 14/8/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 126/NQ-CP về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ (Nghị quyết số 126/NQ-CP), để triển khai thực hiện tốt Nghị quyết trên địa bàn tỉnh, ngày 14/9/2023, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 8377/UBND-NCTCD về việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 126/NQ-CP, theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện tốt các nhiệm vụ như sau:

1. Quán triệt và tổ chức thực hiện Kế hoạch số 1145/KH-UBND ngày 28/4/2023 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình số 1132-CTr/BCSĐ ngày 27/4/2023 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh thực hiện Chương trình số 33-CTr/TU ngày 01/3/2023 của Tỉnh ủy Long An thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; Văn bản số 2694/UBND-NCTCD ngày 05/4/2023 về việc thực hiện Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật giai đoạn 2022-2027 (Quyết định số 407) năm 2023 trên địa bàn tỉnh; Văn bản số 7366/UBND-NCTCD ngày 14/8/2023 về việc tổ chức triển khai thực hiện công tác rà soát văn bản pháp luật.

2. Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành:

- Khi tham mưu, đề xuất việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) phải đúng thẩm quyền và hình thức theo quy định của pháp luật; hồ sơ đề nghị xây dựng và ban hành văn bản phải đảm bảo về trình tự, thủ tục được quy định; đúng, đủ các tài liệu và đảm bảo chất lượng của từng tài liệu, hồ sơ; tuân thủ nghiêm việc không tham mưu cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản hành chính cá biệt nhưng có chứa QPPL.

Đối với các cơ quan được UBND cùng cấp giao chủ trì soạn thảo dự thảo văn bản QPPL phải nghiêm túc tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn soạn thảo, nâng cao chất lượng soạn thảo; bố cục, trình bày văn bản theo đúng quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định; việc tổ chức lấy ý kiến phải thực chất; đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tiễn địa phương, để phát huy hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện.

Đối với cơ quan thẩm định dự thảo văn bản QPPL (Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp) chỉ tiến hành thẩm định khi hồ sơ đề nghị thẩm định đảm bảo đúng thành phần hồ sơ theo quy định, đảm bảo việc tổ chức lấy ý kiến; tổ chức thẩm định phải đúng thời gian quy định, nâng cao chất lượng văn bản thẩm định dự thảo, tăng tính phản biện để văn bản QPPL được ban hành đảm bảo phù hợp, thống nhất, khả thi theo quy định.

- Chủ động tự kiểm tra và xử lý kịp thời những văn bản mới ban hành (kể cả văn bản hành chính) trên địa bàn, đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật. Phối hợp với Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp tham mưu, đề xuất xử lý dứt điểm các văn bản do cơ quan mình tham mưu ban hành không phù hợp với quy định pháp luật. Thường xuyên theo dõi, chỉ đạo việc kiểm tra, rà soát văn bản thuộc ngành, lĩnh vực, địa phương quản lý, để tham mưu xử lý văn bản hết hiệu lực, văn bản có nội dung không còn phù hợp với quy định hiện hành.

- Chủ động thực hiện rà soát thường xuyên các văn bản QPPL đảm bảo theo quy định; định kỳ hằng năm thực hiện công bố danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực đúng yêu cầu về nội dung và thời hạn; xử lý và kiến nghị xử lý đối với những văn bản QPPL không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và văn bản QPPL mới của Trung ương có liên quan. Đặc biệt, tăng cường rà soát các văn bản hành chính cá biệt có quy định thủ tục hành chính, có chứa QPPL để kịp thời phát hiện (hoặc thông qua phản ánh, kiến nghị và tiếp nhận thông tin), xử lý hoặc tham mưu cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời theo quy định.

3. Đẩy mạnh hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, người dân về vướng mắc, bất cập và chú trọng việc phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật, nhất là trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật.

4. Quan tâm bố trí công chức làm nhiệm vụ pháp chế đảm bảo yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ công tác pháp chế; phát huy vai trò tham mưu, đề xuất xây dựng, ban hành văn bản và kiểm tra, rà soát các văn bản QPPL của công chức pháp chế, cán bộ làm công tác xây dựng văn bản cấp huyện, cấp xã. Hằng năm, chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, để nâng cao năng lực, trình độ cán bộ làm công tác văn bản nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Bố trí kinh phí đầy đủ phục vụ hiệu quả cho công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

5. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị; tăng cường kiểm tra, nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong việc tham mưu xây dựng, ban hành văn bản QPPL; phân công rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong việc nghiên cứu, tham mưu soạn thảo, trình ban hành văn bản QPPL. Chủ động, nghiêm túc trong việc kiểm tra, kiểm điểm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý trách nhiệm đối với đơn vị, cá nhân tham mưu soạn thảo không đảm bảo chất lượng, cương quyết không xem xét khen thưởng các đơn vị, cá nhân chậm trễ trong việc tham mưu ban hành văn bản quy định chi tiết./.

Ngọc Ánh

 


15/09/2023 11:00 SAĐã ban hành
Hội đồng nhân dân tỉnh thông cáo báo chí về việc phát động Cuộc thi thiết kế Biểu tượng (Logo) Cuộc vận động "Cử tri hiến kế xây dựng quê hương Long An"Hội đồng nhân dân tỉnh thông cáo báo chí về việc phát động Cuộc thi thiết kế Biểu tượng (Logo) Cuộc vận động "Cử tri hiến kế xây dựng quê hương Long An"
Nhằm lựa chọn Biểu tượng (Logo) phù hợp, tiêu biểu, phục vụ công tác tuyên truyền về Cuộc vận động "Cử tri hiến kế xây dựng quê hương Long An"; phát huy khả năng và tinh thần sáng tạo nghệ thuật của các tổ chức, cá nhân, Thường trực HĐND, UBND, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh Long An phát động Cuộc thi thiết kế Biểu tượng (Logo) Cuộc vận động "Cử tri hiến kế xây dựng quê hương Long An". Theo đó;

Đối tượng tham gia Cuộc thi: Tất cả công dân Việt Nam đều được tham gia.  Thành viên Ban Tổ chức, Hội đồng Giám khảo, Tổ giúp việc không được tham gia Cuộc thi này.

Nội dung, hình thức Logo dự thi:

Về nội dung Logo (mô tả Logo):  Phải thể hiện được sự chung tay, góp sức của cử tri và các tầng lớp Nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia hiến kế, hướng tới xây dựng "Long An: giàu - mạnh; Người dân: vui vẻ - hạnh phúc; Xã hội: an toàn - văn minh; Chính quyền: trong sạch - vững mạnh". Phải thể hiện thống nhất, có ý nghĩa, tính khái quát, đặc thù cao, tạo sự nhận diện, rõ sức hấp dẫn, đặc sắc, ấn tượng về Cuộc vận động "Cử tri hiến kế xây dựng quê hương Long An".

Về hình thức: Thành phẩm Logo gửi về theo định dạng: .jpg; .png; .esp . Logo đảm bảo theo quy chuẩn thiết kế (tỷ lệ đồ họa, tính liên kết, màu sắc, kích thước,… phải cân đối, hài hòa).  Thuận lợi cho việc in ấn, phóng to, thu nhỏ, đắp nổi, gia công được bằng mọi chất liệu. Kèm theo Logo dự thi là Bản thuyết minh ngắn gọn, xúc tích không quá 300 từ.

Thể lệ tham gia Cuộc thi: Mỗi cá nhân hoặc nhóm tác giả có thể nộp tối đa 03 sản phẩm dự thi. Sản phẩm Logo dự thi đảm bảo đủ điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định hiện hành. Không vi phạm thuần phong mỹ tục của Việt Nam, không sao chép, trùng lặp với bất kỳ hình ảnh, biểu tượng nào trong và ngoài nước, không vi phạm bản quyền tác giả. Biểu tượng dự thi phải chưa công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình, diễn đàn, ...), chưa từng tham dự bất kỳ cuộc thi nào. Ban Tổ chức Cuộc vận động "Cử tri hiến kế xây dựng quê hương Long An" được quyền sở hữu, sử dụng Logo đạt giải vô thời hạn để thực hiện công tác tuyên truyền mà không bị xem là vi phạm bản quyền tác giả.

Thời gian thực hiện và hồ sơ tham gia Cuộc thi

 Thời gian: Tiếp nhận sản phẩm dự thi từ nay đến hết ngày 01/12/2023. Chấm giải, trao thưởng: trước ngày 30/01/2024.

Hồ sơ dự thi gồm: Phiếu đăng ký dự thi (theo mẫu). Mẫu Logo dự thi đảm bảo theo yêu. Bản thuyết minh Logo. Gửi tác phẩm dự thi theo một trong các cách thức sau:

Nộp trực tiếp tại Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh (số 28 Trương Công Xưởng, phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An) qua hình thức: 01 đĩa CD/USB.

 Gửi theo đường bưu điện đến Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh (số 28 Trương Công Xưởng, phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An; thời gian nhận bài tính theo dấu bưu điện) qua hình thức: 01 đĩa CD/USB.

Gửi vào email: dbnd@longan.gov.vn qua hình thức: file nén RAR.

Lưu ý:  Tác giả điền đầy đủ thông tin: Họ tên tác giả/ nhóm tác giả, địa chỉ, số điện thoại, email và mã số của mẫu gốc dự thi. Mã số tự chọn phải thống nhất với mẫu dự thi. Bản thuyết minh dự thi kèm theo chính xác từng mẫu Logo dự thi. Tác phẩm dự thi không đúng các quy định trên được xem là không hợp lệ. Tất cả các tác phẩm tham gia dự thi Ban Tổ chức sẽ không gửi trả lại cho tác giả dự thi. Thông tin liên hệ: Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh qua ông Lê Phạm Vũ Phương, SĐT: 0906.009329.

PBLA


13/09/2023 3:00 CHĐã ban hành
UBND tỉnh Long An chỉ đạo tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động "tín dụng đen"UBND tỉnh Long An chỉ đạo tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động "tín dụng đen"
Thực hiện Công điện số 766/CĐ-TTg ngày 24/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ Về việc tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động "tín dụng đen"; ngày 08/9/2023, tại văn bản số 8255  /UBND-NCTCD, UBND tỉnh Long An chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương quan tâm thực hiện một số nội dung như sau:

Đối với Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện quyết liệt, có hiệu quả nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 17/5/2019 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 4/8/2020 về thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Kế hoạch số 1799/KH-UBND ngày 29/6/2023 về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tổ chức đánh bạc và đánh bạc. 

Giao Công an tỉnh:

- Tiếp tục tổ chức rà soát, lập danh sách, lập hồ sơ, quản lý các băng nhóm tội phạm, các đối tượng có tiền án, tiền sự, đối tượng nghiện ma túy, thanh thiếu niên hư, côn đồ,... liên quan đến các hoạt động "tín dụng đen" để có biện pháp hạn chế các điều kiện, nguyên nhân, phát sinh tội phạm và vi phạm pháp luật từ "tín dụng đen".

- Phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác phòng ngừa xã hội, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, phương thức, thủ đoạn và tác hại của "tín dụng đen" nhất là hiện nay tội phạm lợi dụng công nghệ cao, núp bóng doanh nghiệp thực hiện các hành vi cho vay, đòi nợ trái pháp luật.

- Tăng cường công tác quản lý các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nhất là kiểm tra, quản lý các dịch vụ cầm đồ, dịch vụ đòi nợ, các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho vay, công ty tài chính, tín dụng, công ty luật,...  có dấu hiệu hoạt động "tín dụng đen"; kịp thời ngăn chặn, xử lý các vi phạm pháp luật của các công ty tài chính, tín dụng, các dịch vụ cho vay có biểu hiện huy động vốn lãi suất cao, cho vay lãi nặng.

- Mở các đợt cao điểm đấu tranh, trấn áp, triệt phá các băng nhóm tội phạm hoạt động "bảo kê", cưỡng đoạt tài sản, cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê; các đường dây đánh bạc, tổ chức đánh bạc; lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua các hình thức huy động vốn; tội phạm sử dụng công nghệ cao núp bóng doanh nghiệp hoạt động; phối hợp các cơ quan tư pháp trong công tác phát hiện, đấu tranh, đẩy nhanh tiến độ điều tra, xét xử các vụ án liên quan đến "tín dụng đen".

Giao Sở Thông tin và Truyền thông:

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực viễn thông và an toàn thông tin, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xóa bỏ các bài viết, nội dung, hình ảnh,… quảng cáo trái phép, các trang web, đường dẫn, ứng dụng có liên quan đến hoạt động "tín dụng đen". Phối hợp với Công an trong ứng dụng dữ liệu dân cư đẩy mạnh công tác rà soát, xác thực các thuê bao Internet, thuê bao di động, loại bỏ ngay các SIM rác không để các đối tượng lợi dụng hoạt động "tín dụng đen".

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" trên các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở, theo hướng đi vào thực chất, hướng đến các đối tượng dễ bị tội phạm lợi dụng. Thông qua các trang thông tin điện tử, mạng xã hội, nền tảng di động tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn, hậu quả của "tín dụng đen", gắn với kết quả đấu tranh, xử lý của cơ quan chức năng để năng cao nhận thức và ý thức cảnh giác của người dân; kịp thời phát hiện, phản ảnh, kiến nghị với các cơ quan chức năng để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động "tín dụng đen".

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Long An:

Tiếp tục tổ chức quán triệt, yêu cầu hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện cải cách, đơn giản hóa thủ tục cho vay nhanh gọn và thuận tiện, đáp ứng vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống tiêu dùng của người dân nhất là công nhân, hộ nghèo,… mở rộng mạng lưới các tổ chức tín dụng ở địa bàn khu, cụm công nghiệp, khu đông dân cư,… Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán, các ví điện tử không để các đối tượng móc nối hoạt động "tín dụng đen", kịp thời xử lý các vi phạm theo quy định.

- Chủ động phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an theo chức năng nhiệm vụ, tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, doanh nghiệp, công ty luật, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đẩy mạnh các giải pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Đề nghị Liên Đoàn Lao động Việt Nam tỉnh Long An:

- Chủ động nắm chắc tình hình hoạt động "tín dụng đen" liên quan đến công nhân, người lao động ở các địa bàn có khu, cụm công nghiệp; thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, phương thức, thủ đoạn và hậu quả của "tín dụng đen" để công nhân, người lao động nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác; lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và hướng dẫn, hỗ trợ công nhân, người lao động tiếp cận các nguồn vay vốn an toàn, ưu đãi.

- Phối hợp với Công an và chính quyền địa phương đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và các giải pháp bảo đảm an ninh trật tự; ngăn ngừa, giám sát, kịp thời phản ánh, kiến nghị với cơ quan chức năng các hoạt động "tín dụng đen" có liên quan đến công nhân, người lao động để xử lý theo quy định pháp luật.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động, phòng ngừa "tín dụng đen" và các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm và tệ nạn xã hội. Thông tin rộng rãi, kịp thời về hoạt động vay vốn ưu đãi, chính sách hỗ trợ của nhà nước, địa phương để người dân biết, tiếp cận nguồn vốn vay.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội (Zalo, facebook), thông qua các cuộc họp dân, tiếng loa an ninh trật tự, Đài truyền thanh,… thông báo phương thức, thủ đoạn, tác hại, hậu quả của cho vay lãi nặng, "tín dụng đen" để nâng cao nhận thức và ý thức cảnh giác của người dân và kịp thời tố giác tội phạm.

-Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc, xây dựng xã, phường, thị trấn không có hoạt động "tín dụng đen". Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự; tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của các công ty tài chính, doanh nghiệp, công ty luật, cơ sở kinh doanh có điều kiện, kịp thời phát hiện các hoạt động "tín dụng đen", xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các trường hợp vi phạm.

P.PBGDPL.STPLA 

 


13/09/2023 8:00 SAĐã ban hành
UBND tỉnh chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến về Nền tảng chuyển đổi số phục vụ nhân dân ứng dụng tư vấn khám, chữa bệnh từ xa "VOV Bacsi24"UBND tỉnh chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến về Nền tảng chuyển đổi số phục vụ nhân dân ứng dụng tư vấn khám, chữa bệnh từ xa "VOV Bacsi24"
Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng hình thức khám, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn tỉnh; đồng thời, để đạt được mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2023 toàn tỉnh có trên 30% dân số trưởng thành sử dụng nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, phục vụ thúc đẩy phát triển xã hội số, góp phần nâng cao Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số (DTI) cấp tỉnh, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tại Quyết định số 1214/QĐ-BTTTT ngày 05/7/2023 về việc gia hạn và công nhận nền tảng số đạt tiêu chí Nền tảng số phục vụ người dân năm 2023 đối với Nền tảng số VOV Bacsi24; theo đó, ngày 31/8/2023, tại văn bản số 8040  /UBND-VHXH, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện như sau:

- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các Tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; các sở, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố: Thực hiện tuyên truyền phổ biến đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động biết về Nền tảng chuyển đổi số phục vụ nhân dân "VOV Bacsi24"; đồng thời, có phương án thích hợp tuyên truyền đến người dân, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý để biết, tải và sử dụng ứng dụng (app) "VOV Bacsi24".

- UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh, UBND các xã, phường, thị trấn và các Tổ Công nghệ số cộng đồng: Triển khai thông tin, tuyên truyền về app "VOV Bacsi24" đến người dân trên địa bàn để biết và sử dụng; qua đó, giúp người dân có thêm kênh thông tin tư vấn chăm sóc sức khỏe của bác sĩ, hạn chế đến bệnh viện và chỉ đến bệnh viện khi thật sự cần thiết. 

UBND tỉnh giao Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức tuyên truyền, triển khai phổ biến ứng dụng tư vấn khám, chữa bệnh từ xa "VOV Bacsi24" theo đề nghị của Kênh Sức khỏe và An toàn thực phẩm - Đài tiếng nói Việt Nam tại tại Công văn số 042023/VOV-FM89 ngày 20/4/2023./.

P.PBGDPL.STPLA

 


12/09/2023 8:00 SAĐã ban hành
Long An: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới trên địa bàn tỉnhLong An: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; xây dựng văn hoá chấp hành pháp luật, ứng xử văn minh khi tham gia giao thông với chủ đề: "Thượng tôn pháp luật để xây dựng Văn hóa giao thông an toàn"; khắc phục hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Ngày 06/9/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 2527  /KH-UBND về việc Thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới" trên địa bàn tỉnh. Theo đó:

Kế hoạch của UBND tỉnh xác định rõ chức năng, nhiệm vụ; phân công, phân cấp cụ thể, xác định trách nhiệm của từng cấp, từng ngành trong thực hiện công tác quản lý nhà nước về giao thông bảo đảm thống nhất, thông suốt, hiệu quả từ cấp tỉnh đến cơ sở; nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ làm công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Đồng thời, tỉnh cũng tập trung huy động mọi nguồn nguồn lực đầu tư phát triển nhanh, đồng bộ hạ tầng giao thông phù hợp với quy mô, định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh theo từng giai đoạn cụ thể; xây dựng trung tâm giám sát, điều hành giao thông thông minh; ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông.

Để hoàn thành các mục tiêu trên, UBND tỉnh xác định các nhiệm vụ trọng tâm, đó là nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Người đứng đầu các sở, ngành tỉnh và địa phương, chịu trách nhiệm toàn diện về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn phụ trách.

Mỗi cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố phải gương mẫu và tích cực vận động người thân, gia đình và Nhân dân thực hiện nghiêm quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Siết chặt trật tự, kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về giao thông của người tham gia giao thông và người làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về giao thông. Công tác xử lý các vi phạm pháp luật về giao thông phải tuyệt đối thượng tôn pháp luật "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, tác động vào quá trình xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông của các cơ quan chức năng.

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng là tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để mỗi người dân phải có ý thức tự bảo vệ mình và trách nhiệm bảo vệ người khác khi tham gia giao thông. Phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; chủ động phê phán, đấu tranh với các vi phạm pháp luật giao thông. Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, vận động với giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật.

Tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông. Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, các tuyến giao thông huyết mạch, đường vành đai, các trục giao thông hướng tâm (đường Vành đai TP.Tân An, Đường tỉnh 830E, đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh,...). Kết nối có hiệu quả các loại hình giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa để giảm áp lực cho giao thông đường bộ. Đầu tư nâng cấp bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông đối với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; không đưa vào sử dụng các công trình giao thông khi chưa được nghiệm thu theo quy định của pháp luật về xây dựng.

UBND tỉnh giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp Sở Giao thông vận tải (thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh) giúp UBND tỉnh theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch này. Tham mưu đề xuất UBND tỉnh kịp thời biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tổ chức, địa phương có thành tích nổi bật, xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT. Định kỳ tổng hợp kết quả tham mưu UBND tỉnh báo cáo theo quy định./.

Phan Thông

 


11/09/2023 4:00 CHĐã ban hành
Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp năm học 2023-2024Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp năm học 2023-2024
Bước vào năm học mới 2023 - 2024, năm học thứ ba triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh. Căn cứ Quyết định số 2457/QĐ-BGDĐT ngày 23/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023-2024 của ngành Giáo dục, với chủ đề năm học 2023 - 2024 "Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo".  Ngày 08/9/2023, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị  số 2542 /CT-UBND về nhiệm vụ, giải pháp năm học 2023 - 2024 của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu ngành Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải  pháp sau:

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, giáo dục quốc phòng và an ninh. Tăng cường công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao, y tế trường học; bảo đảm an toàn trường học, chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh. Tăng cường hợp tác và đầu tư với nước ngoài, khuyến khích hợp tác với các cơ sở giáo dục, đào tạo từ các quốc gia phát triển; đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục, khuyến khích kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín được công nhận hoạt động ở Việt Nam. Tích cực tham gia các chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc tế đối với giáo dục phổ thông (PASEC, PISA...).

Tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo; tăng cường các điều kiện đảm bảo và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học trực tuyến, trong công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tiếp tục thực hiện các phong trào thi đua trong toàn ngành.

Chủ động thông tin, truyền thông về các chủ trương, chính sách mới của ngành và việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tăng cường phối hợp, xử lý hiệu quả các vấn đề về truyền thông, nhất là các vấn đề xã hội quan tâm, bức xúc để xã hội, Nhân dân hiểu, chia sẻ, ủng hộ và đóng góp nhiều hơn cho ngành;…

Căn cứ Chỉ thị này, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai cụ thể của ngành, địa phương, đơn vị; kịp thời hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra; tham mưu đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện;…

Được biết, Năm học 2022-2023 vừa qua, dù có nhiều khó khăn, nhưng toàn ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An đã thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu về tỷ lệ huy động học sinh đúng độ tuổi ra lớp, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí mới. Chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn được duy trì, củng cố và nâng cao. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2023 tiếp tục được giữ vững ở mức cao. Công tác xã hội hóa giáo dục thực hiện có hiệu quả, nhiều trường học công lập đã và đang được xây dựng mới, góp phần nâng chuẩn và nâng cao chất lượng dạy và học. Nguồn quỹ khuyến học được vận động, hỗ trợ cho hoạt động giáo dục ngày càng nhiều. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã chủ động và nỗ lực thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10 và tích cực chuẩn bị các điều kiện để triển khai đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11 trên địa bàn tỉnh.

PBLA

 


11/09/2023 10:00 SAĐã ban hành
THÔNG CÁO BÁO CHÍ HỘI THI HÒA GIẢI VIÊN GIỎI TOÀN QUỐC LẦN THỨ IVTHÔNG CÁO BÁO CHÍ HỘI THI HÒA GIẢI VIÊN GIỎI TOÀN QUỐC LẦN THỨ IV
Hòa giải ở cơ sở là phương thức giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật thuộc trường hợp được hòa giải đã hình thành từ rất sớm trong lịch sử Việt Nam, xuất phát từ truyền thống giàu lòng nhân văn, tinh thần đoàn kết, hòa hiếu của con người Việt Nam. Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, công tác hoà giải ngày càng được phát huy và trở thành phương thức giải quyết tranh chấp chiếm ưu thế trong hệ thống các phương thức giải quyết tranh chấp, xung đột xã hội ngoài Tòa án. Trong quá trình hòa giải, với uy tín, lòng nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm, các hòa giải viên luôn là cầu nối kết nối tình đoàn kết, yêu thương, hướng dẫn các bên giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn một cách “thấu tình đạt lý”. Theo số liệu thống kê của Bộ Tư pháp, tính đến ngày 31/12/2022 cả nước có 86.414 tổ hòa giải với 540.740 hòa giải viên. Trung bình mỗi năm, các tổ hòa giải trên cả nước tiến hành hòa giải trên 100.000 vụ, việc tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư, đạt tỷ lệ hòa giải thành trên 80%;  Với chủ trương tăng cường quyền làm chủ của người dân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới  giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải ở cơ sở, yêu cầu công tác này cần phải được tiếp tục quan tâm, đổi mới và phát huy hiệu quả hơn nữa. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đặt ra nhiệm vụ, giải pháp: “Phát huy đúng vai trò giám sát, phản biện xã hội, các hình thức tự quản của cộng đồng, các phương thức hòa giải cấp cơ sở”; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 xác định nhiệm vụ: “Chú trọng làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở gắn với công tác dân vận, tích cực vận động quần chúng nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hạn chế việc khiếu nại, tố cáo không đúng quy định”.
Để nâng cao nhận thức của xã hội về ý nghĩa, vai trò của công tác này; biểu dương, vinh danh và tạo sân chơi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, đến nay, Bộ Tư pháp đã tổ chức thành công 03 Hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc[1]. Các Hội thi đã nhận được sự quan tâm, đánh giá cao của cấp ủy, chính quyền, cơ quan thông tin đại chúng, sự hưởng ứng nhiệt tình của các Hòa giải viên trên cả nước và có sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội. Tiếp tục phát huy kết quả đạt được trên, năm 2023, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương đã ban hành Quyết định số 791/QĐ-HĐPH ngày 24/5/2023 về Kế hoạch tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV.
Theo Kế hoạch, đối tượng tham dự thi phải là hòa giải viên được công nhận theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở, đã đạt giải cao tại Hội thi Hòa giải viên giỏi của các tỉnh, thành phố hoặc hòa giải viên xuất sắc, tiêu biểu được lựa chọn đại diện cho địa phương mình. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chọn 01 đội thi gồm 03 thành viên chính thức, 01 thành viên dự bị, trong đó 01 người làm đội trưởng. Đối với phần thi giới thiệu, tiểu phẩm, các đội thi có thể huy động tối đa 05 người tham gia các vai phụ.
Về hình thức thi: Thi tập thể theo đội dưới hình thức sân khấu hóa. Mỗi đội thi tham gia 03 phần thi, gồm: (i) Phần thi giới thiệu trong thời gian tối đa 05 phút, tổng số 20 điểm: Đội thi giới thiệu về các thành viên; đặc thù và tình hình công tác hòa giải ở cơ sở của địa phương bằng các hình thức phù hợp (kể chuyện, thơ, ca, hò, vè...); (ii) Phần thi lý thuyết gồm thi hiểu biết, trả lời câu hỏi trắc nghiệm, tối đa 10 giây chuẩn bị cho mỗi câu hỏi trắc nghiệm và thi hòa giải khéo tối đa có 4 phút chuẩn bị và trả lời, tổng số 40 điểm: Đội thi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và đưa ra phương án hòa giải 01 tình huống mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật do Ban Tổ chức Hội thi đặt ra; (iii) Phần thi tiểu phẩm trong thời gian tối đa 07 phút, tổng số 40 điểm: Đội thi dàn dựng và trình diễn tiểu phẩm dưới các hình thức kịch nói, ca kịch hoặc các hình thức nghệ thuật, sân khấu phù hợp khác về một vụ việc thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở đã xảy ra tại địa phương, được tổ hòa giải tiến hành hòa giải thành công và mang lại hiệu ứng tích cực.
Nội dung thi: (i) Các kỹ năng hòa giải của hòa giải viên; (ii) Pháp luật về hòa giải ở cơ sở; (iii) Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013; (iv) Quy định pháp luật trong một số lĩnh vực liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở, như: dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, nhà ở, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, bảo vệ môi trường, phòng chống tham nhũng, tiêu cực…
Hội thi được tổ chức thành  02 vòng thi, gồm: Vòng thi khu vực và Vòng thi toàn quốc. Vòng thi khu vực được tổ chức theo 03 khu vực miền Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam trong tháng 9/2023. Cụ thể:
Khu vực miền Bắc gồm 26 đội thi của các tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Hưng Yên, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Binh, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái. Địa điểm tổ chức thi tại thành phố Hải Phòng. Thời gian thi từ ngày 14-15/9/2023.
Khu vực miền Trung – Tây Nguyên gồm 17 đội thi của các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Khánh Hòa. Địa điểm tổ chức thi tại tỉnh Khánh Hòa. Thời gian thi từ ngày 21-22/9/2023
Khu vực miền Nam gồm 20 đội thi của các tỉnh, thành phố: Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau. Địa điểm tổ chức thi tại tỉnh Tây Ninh. Thời gian thi từ ngày 05-06/10/2023.
Kết thúc 03 Vòng thi khu vực, các đội thi đạt giải Nhất, Nhì, Ba của Vòng thi khu vực sẽ được lựa chọn vào Vòng thi toàn quốc, với tổng số 15 đội thi. Địa điểm tổ chức Vòng thi toàn quốc tại Thành phố Hà Nội. Thời gian thi dự kiến tổ chức vào tuần đầu tháng 11/2023, đây là sự kiện nổi bật hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về giải thưởng: Ban Tổ chức quyết định giá trị giải thưởng tại các Vòng thi khu vực là 20 triệu đồng đối với giải Nhất, 15 triệu đồng đối với giải Nhì, 08 triệu đồng đối với giải Ba và 01 triệu đồng đối với giải Khuyến Khích. Căn cứ vào số lượng đội thi tại mỗi Vòng thi khu vực, Ban Tổ chức quyết định số lượng giải thưởng tương ứng. Theo đó, Khu vực miền Bắc có 14 giải gồm: 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba và 08 giải Khuyến Khích. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên có 11 giải gồm: 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 02 giải Ba và 07 giải Khuyến Khích. Khu vực miền Nam có 12 giải gồm: 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 02 giải Ba và 07 giải Khuyến Khích.
Giải thưởng của Vòng thi toàn quốc là 01 giải Nhất trị giá 30 triệu đồng, 02 giải Nhì trị giá 20 triệu đồng; 03 giải Ba trị giá 10 triệu đồng và 06 giải Khuyến Khích trị giá 02 triệu đồng.
Ngoài ra, các đội thi được tặng cờ lưu niệm của Ban Tổ chức Hội thi. Các hòa giải viên là thành viên chính thức thi của đội thi đạt giải Nhất, giải Nhì Vòng thi toàn quốc sẽ được Ban Tổ chức đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xét tặng Bằng khen hoặc các hình thức khen thưởng phù hợp khác.
Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đồng hành.
Trên đây là Thông cáo báo chí về Hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV, Ban Tổ chức Hội thi xin thông báo./.
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật


08/09/2023 9:00 SAĐã ban hành
UBND tỉnh Long An chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo, kinh doanh thuốc qua các mạng xã hộiUBND tỉnh Long An chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo, kinh doanh thuốc qua các mạng xã hội
Trong thời gian qua, một số phương tiện truyền thông phản ánh tình trạng một số cơ sở sản xuất, kinh doanh đã lợi dụng hình ảnh một số người nổi tiếng, sử dụng các danh hiệu như  "nhà thuốc gia truyền", "danh y", "thần y" để quảng cáo các sản phẩm có tác dụng như thuốc để điều trị các bệnh mãn tính (như xương khớp, huyết áp, tiểu đường, bệnh về mắt...) trên các mạng xã hội, mặc dù các sản phẩm này chưa được Bộ Y tế cấp phép sản xuất, lưu hành tại Việt Nam. Việc quảng cáo, sản xuất, buôn bán các loại sản phẩm này gây nguy hại cho sức khỏe, thiệt hại về kinh tế cho người tiêu dùng, gây bất an cho xã hội và vi phạm các quy định tại Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016.

Thực hiện Công văn số 286/BYT-QLD ngày 18/01/2023 của Bộ Y tế về việc tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo thuốc qua các mạng xã hội"; nhằm ngăn chặn và phòng ngừa việc quảng cáo, sản xuất, buôn bán, các loại sản phẩm không phải là thuốc nhưng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh, góp phần bảo vệ hiệu quả sức khỏe của Nhân dân trên địa bàn tỉnh, ngày 31/8/2023, tại văn bản số 7989  /UBND-VHXH, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung tổ chức triển khai, nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Bộ Y tế tại Công văn số 286/BYT-QLD ngày 18/01/2023, chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 292/UBND-VHXH ngày 11/01/2023 và các văn bản chỉ đạo khác liên quan, trong đó tiếp tục tập trung:

Giao Sở Thông tin và Truyền thông: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đăng quảng cáo các sản phẩm có tác dụng như thuốc nhưng không phải thuốc; quảng cáo thuốc chưa được phép lưu hành; quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung. Xử lý nghiêm theo quy định đối với các trang mạng xã hội như facebook, tiktok, twitter..., các nền tảng quảng cáo trên google ads như youtube, coccoc, chrome... và yêu cầu thực hiện nghiêm túc pháp luật của Việt Nam về quảng cáo.

Rà soát, quản lý chặt điều kiện cho phép mở các trang website, tên miền hoạt động nhằm đảm bảo khi phát hiện sai phạm về quảng cáo cần kịp thời tạm đóng tên miền hoặc đóng vĩnh viễn tên miền vi phạm; tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo xuyên biên giới.

Sở Công Thương: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quảng cáo các sản phẩm không phải là thuốc nhưng được quảng cáo như thuốc trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, các công ty bán hàng đa cấp kinh doanh các sản phẩm này. Có biện pháp giám sát các hoạt động đa cấp, đặc biệt là các buổi hội thảo phát triển thành viên của các Công ty để tránh việc thông tin, quảng cáo sai sự thật về sản phẩm. Xử lý nghiêm theo quy định các sàn giao dịch thương mại điện tử vi phạm.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh, tăng cường tuyên truyền các quy định của pháp luật về quảng cáo; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ tham gia quảng cáo các sản phẩm không phải là thuốc nhưng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng, nêu các thông tin chưa được kiểm chứng, quảng cáo thuốc chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung.

Công an tỉnh: Chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm các chủ tên miền quảng cáo trên các trang mạng xã hội vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo. Chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan điều tra, xử lý các tổ chức, cá nhân quảng cáo lừa dối người tiêu dùng.

Sở Y tế: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến cho người dân về tác hại của việc tự mua thuốc điều trị bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được cơ quan chức năng cho phép lưu hành; tuyên truyền, vận động người dân đến khám bệnh và điều trị tại các cơ sở y tế, mua thuốc tại các cơ sở kinh doanh thuốc đã được cơ quan chức năng cấp phép hoạt động, tuân thủ phác đồ điều trị của thầy thuốc.

Chủ động nắm bắt các thông tin về việc sản xuất, mua bán, quảng cáo thuốc không đúng quy định trên các mạng xã hội và qua phản ảnh của các phương tiện thông tin truyền thông; phối hợp với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, xác minh thông tin, xử lý nghiêm các vi phạm trên địa bàn (nếu có). Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng các tổ chức, cá nhân có vi phạm theo quy định hiện hành để người dân tránh mua phải các thuốc chưa được phép lưu hành, thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

UBND tỉnh cũng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các Tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tích cực đẩy mạnh tuyên truyền trong đoàn viên, hội viên và Nhân dân về tác hại của việc tự mua thuốc điều trị bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được cơ quan chức năng cho phép lưu hành; tuyên truyền, vận động người dân đến khám bệnh và điều trị tại các cơ sở y tế, mua thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc đã được cơ quan chức năng cấp phép hoạt động, tuân thủ phác đồ điều trị của thầy thuốc./.

P.PBGDPL.STPLA


07/09/2023 8:00 SAĐã ban hành
UBND tỉnh chỉ đạo về việc bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu năm 2023UBND tỉnh chỉ đạo về việc bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu năm 2023
Ngày 31/8/2023, UBND tỉnh Long An đã ban hành văn bản số 7987/UBND-VHXH về việc bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu năm 2023. Nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong thời gian tới, nhất là trong dịp Tết Trung thu, hạn chế tối đa ngộ độc và các bệnh truyền qua thực phẩm.

UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành tỉnh, các Tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện các hoạt động sau:

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền bảo đảm ATTP trong dịp Tết Trung thu:

- Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về ATTP quy định điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, yêu cầu về kiến thức, thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, quy định về nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, quy định về đăng ký bản công bố, tự công bố sản phẩm, sử dụng phẩm màu, hương liệu, phụ gia, bao bì thực phẩm, ghi nhãn sản phẩm…

- Đối với người tiêu dùng: Tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn, chỉ mua và sử dụng các sản phẩm có nhãn mác đầy đủ, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường Long An:

- Phối hợp triển khai thực hiện tốt kế hoạch bảo đảm ATTP Tết Trung thu năm 2023. Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với công tác bảo đảm ATTP; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhất là các cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc các làng nghề truyền thống, các cơ sở có dấu hiệu vi phạm các quy định về bảo đảm ATTP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình trong việc sử dụng nguyên liệu đầu vào, phụ gia thực phẩm, điều kiện vệ sinh cơ sở, vệ sinh cá nhân, công bố tiêu chuẩn, ghi nhãn hàng hóa quảng cáo sản phẩm, trong đó chú ý thanh tra, kiểm tra các mặt hàng bánh kẹo, thịt, rau, quả, bia rượu, nước giải khát, giò chả… Kết hợp thanh tra, kiểm tra với việc lấy mẫu kiểm nghiệm sản phẩm, xử lý nghiêm các vi phạm về ATTP và công bố công khai việc xử lý vi phạm theo quy định.

- Chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bảo đảm ATTP trong dịp Tết Trung thu. Thông báo kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng về những cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm an toàn, những cơ sở không bảo đảm các điều kiện về ATTP để người dân biết, lựa chọn và tiêu dùng thực phẩm an toàn.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An:

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền bảo đảm ATTP, tổ chức đăng các bài viết, phóng sự cảnh báo, hướng dẫn người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng thực phẩm an toàn; tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm đảm bảo ATTP cho cộng đồng đối với người sản xuất và kinh doanh thực phẩm.

Các Sở, ban, ngành:

Tập trung công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về ATTP cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị.

UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về ATTP bằng các hình thức đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, qua đó nâng cao nhận thức của người dân về ATTP. Tập trung đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP trước và trong dịp Tết Trung thu, kịp thời phát hiện vi phạm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các Tổ chức chính trị - xã hội tỉnh: chỉ đạo, hướng dẫn trong hệ thống tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện tốt công tác ATTP, lựa chọn và sử dụng hàng hóa đảm bảo chất lượng ATTP nhằm bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng./.

Diễm Trinh- P.PBGDPL

 


06/09/2023 9:00 SAĐã ban hành
Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin trong thời gian nghỉ lễ Quốc khánh 02/9Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin trong thời gian nghỉ lễ Quốc khánh 02/9
Tình hình an toàn thông tin mạng ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt trong thời gian diễn ra sự kiện lớn của đất nước.... Để bảo đảm an toàn thông tin mạng trong thời gian nghỉ lễ Quốc khánh 02/9 theo chỉ đạo của  Bộ Thông tin và Truyền thông tại văn bản số số 4443/BTTTT-CATTT ngày 28/8/2023. Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị các cơ quan, đơn vị chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung sau:

Tăng cường triển khai bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin của cơ quan. Thực hiện kiểm tra, đánh giá, rà soát các lỗ hổng, điểm yếu; kịp thời cập nhật các bản vá cho máy tính và triển khai các giải pháp phòng ngừa để tránh bị lợi dụng, khai thác, tấn công (Các văn bản của Cục An toàn thông tin về lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng mức cao và nghiêm trọng trong các sản phẩm Microsoft từ tháng 5 đến tháng 8 được gửi kèm).

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cơ bản kỹ năng về an toàn thông tin mạng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, nhất là cách nhận diện các thư điện tử, liên kết đáng ngờ, không mở các thư điện tử, tập tin, liên kết đáng ngờ gửi đến, kể cả từ người đã liên lạc trước đó nhưng có dấu hiệu bất thường, cảnh giác về thông tin xấu độc của các thế lực thù địch tuyên truyền nhằm bôi xấu hình ảnh đất nước.

Theo dõi, quản lý chặt chẽ nội dung thông tin đăng tải trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan mình, nhất là các trang thông tin có tương tác với công dân, bảo đảm các nội dung, thông tin đăng tải được kiểm duyệt chặt chẽ.

Bố trí cán bộ theo dõi tình hình an toàn thông tin mạng, tăng cường giám sát liên tục máy tính trong thời gian trước, trong và sau lễ Quốc khánh nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường để xử lý hoặc thông báo ngay cho Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của tỉnh để phối hợp xử lý. 

Thực hiện sao lưu dữ liệu định kỳ: Sử dụng các ổ đĩa lưu trữ ngoài (ổ cứng cắm ngoài, ổ đĩa USB) để lưu trữ các dữ liệu quan trọng. Các thiết bị dùng để sao lưu phải được cất giữ riêng, không kết nối vào internet.

Thường xuyên kiểm tra các máy chủ (nếu có) bảo đảm nguồn điện, hệ thống máy lạnh vận hành ổn định, thông suốt, chú trọng công tác bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ.

Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị Quý cơ quan, đơn vị quan tâm chỉ đạo thực hiện. Trong trường hợp cần hỗ trợ xử lý, ứng cứu và khắc phục sự cố, đề nghị liên hệ với đầu mối kỹ thuật của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của tỉnh: Ông Nguyễn Mai Tuấn Khoa, ĐT: (0272) 3525123; 0912.426.357; Email: tuankhoa@longan.gov.vn.

PBLA


31/08/2023 2:00 CHĐã ban hành
UBND tỉnh chỉ đạo: đảm bảo trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9 và tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trườngUBND tỉnh chỉ đạo: đảm bảo trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9 và tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường
Dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9/2023 kéo dài 4 ngày, đồng thời là tháng cao điểm về an toàn giao thông (ATGT) với việc bước vào năm học mới của học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh, dự báo lưu lượng giao thông sẽ tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông tại các tuyến đường trọng điểm như: QL.1, QL.62, QL.50, QL.N2, Đường cao tốc TP.HCM- Trung Lương thuộc địa bàn tỉnh. Để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ; ngày 28/8/2023, UBND tỉnh ban hành văn bản số 7858  /UBND-KTTC về việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9 và tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phạm vi quản lý của ngành, địa phương để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các kế hoạch, chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác đảm bảo TTATGT của năm 2023. Đồng thời, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Công an tỉnh: Tiếp tục triển khai có hiệu quả kế hoạch số: 382/KH-BCA-C08 ngày 24/7/2023 của Bộ Công an về tổng kiểm soát xe ôtô vận tải hành khách và xe ô tô vận tải hàng hoá bằng container; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới TNGT và ùn tắc giao thông như vi phạm quy định nồng độ cồn, ma tuý, tốc độ; chở quá tải trọng, quá số người quy định; vi phạm quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, đi không đúng phần đường, làn đường; vi phạm khi đi qua đường ngang…; Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các xe đưa đón học sinh, xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các bến thuỷ hoạt động không có giấy phép hoạt động, các phương tiện thủy không trang bị phao, áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân hoặc không bảo đảm an toàn. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, công an xã tăng cường kiểm tra và xử lý các vi phạm TTATGT tại khu vực trường học theo thẩm quyền (thông tin kịp thời cho nhà trường về các trường hợp học sinh, sinh viên vi phạm để có hình thức xử lý phù hợp).

Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các phòng ban thuộc Sở và các đơn vị kinh doanh vận tải có phương án bảo đảm năng lực, chất lượng và an toàn đối với hoạt động vận tải hành khách và hàng hoá, nhất là dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường bộ, đường thủy dịp nghỉ lễ Quốc khánh và hoạt động đi lại của học sinh, sinh viên. Kiểm soát chặt chẽ dịch vụ vận chuyển đưa đón học sinh, đồng thời xử lý nghiêm các đơn vị kinh doanh vận tải vi phạm các quy định về vận chuyển đưa đón học sinh. Chỉnh trang, nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến giao thông chính, các đầu mối giao thông quan trọng, trung tâm thu hút khách du lịch; rà soát các địa điểm, khu vực có nguy cơ sạt lở cao và tăng cường cảnh báo nếu cần thiết; Tăng cường quản lý hoạt động vận tải ngay từ đầu bến, bãi; khẩn trương xử lý các điểm đen TNGT mới phát sinh; rà soát, bổ sung hệ thống báo hiệu, thực hiện nghiêm việc tổ chức, hướng dẫn bảo đảm giao thông trên các đoạn, tuyến, công trình vừa thi công, vừa khai thác; khắc phục kịp thời sự cố về giao thông, khẩn trương hoàn thành nâng cấp, sửa chữa các tuyến giao thông trọng điểm, trong đô thị và trả lại lòng đường  cho Nhân dân đi lại trong thời gian nghỉ Lễ.

Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Sở ngành, điạ phương triển khai "Tháng cao điểm ATGT cho học sinh đến trường - tháng 9", chỉ đạo và hướng dẫn các Trường học đẩy mạnh giáo dục kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh, sinh viên; tăng cường hướng dẫn học sinh chấp hành các quy tắc giao thông khi điều khiển xe máy điện, xe đạp điện để bảo đảm ATGT; chỉ đạo các phòng giáo dục của các huyện, thành phố Tân An, thị xã Kiến Tường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh vận động cha, mẹ, người giám hộ nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao thông, có biện pháp quản lý và ký cam kết chấp hành pháp luật về ATGT, không giao xe máy cho con điều khiển khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe; phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương bảo đảm TTATGT khu vực cổng trường.

Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường thời lượng và nội dung tuyên truyền về TTATGT trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh. Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài phát thanh các huyện, thị xã và thành phố Tân An, Thông tấn xã Việt Nam tại Long An, các cơ quan thông tấn báo chí và các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật ATGT,..

Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh tăng cường lực lượng, phương tiện trang thiết bị y tế để bảo đảm khả năng cao nhất trong việc cứu chữa nạn nhân TNGT kịp thời. 

UBND các huyện, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An chỉ đạo các cơ quan, ngành, lực lượng chức năng tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân, du khách chấp hành các quy định pháp luật về TTATGT, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động các dòng họ, gia đình tích cực nhắc nhở, vận động con em trong độ tuổi thanh thiếu niên, nhất là học sinh, không điều khiển xe mô tô, xe máy khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe; tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng chức năng – nhà trường – gia đình trong việc quản lý và giáo dục học sinh về TTATGT, trong đó chú trọng công tác trao đổi thông tin về vi phạm TTATG của học sinh giữa lực lượng chức năng tới nhà trường và từ nhà trường tới gia đình để cùng quản lý và giáo dục về ATGT với trẻ em; chủ động có phương án tổ chức giao thông an toàn, thông suốt, nhất là trên tuyến, khu vực có nguy cơ cao dẫn tới TNGT, ùn tắc giao thông trên địa bàn quản lý; rà soát các địa điểm, khu vực có nguy cơ sạt lở cao và tăng cường cảnh báo nếu cần thiết trên các tuyến đường do địa phương quản lý; tăng cường quản lý hoạt động vận chuyển đưa đón học sinh và tổ chức giao thông khu vực trường học; công bố số điện thoại đường dây nóng về bảo đảm TTATGT nhằm tiếp nhận, kịp thời xử lý các phản ánh của người dân về tình hình TTATGT trong dịp nghỉ Lễ trên địa bàn.

PBLA

 

 


30/08/2023 9:00 SAĐã ban hành
Long An: Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh chỉ đạo triển khai chuyên sâu các Luật có hiệu lực thi hànhLong An: Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh chỉ đạo triển khai chuyên sâu các Luật có hiệu lực thi hành
Nhằm tiếp tục nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân, đảm bảo quyền được thông tin về pháp luật của công dân; thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và các văn bản hướng dẫn thi hành; trên cơ sở các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp lần thứ 4 và kỳ họp bất thường; thực hiện Kế hoạch số 331/KH-UBND ngày 10/02/2023 của UBND tỉnh về việc tổ chức triển khai, thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương ban hành; ngày 18/8/2023, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh (sau đây gọi là Hội đồng) ban hành hành văn bản số 2018/HĐPH về việc triển khai chuyên sâu các Luật có hiệu lực thi hành. Theo đó Hội đồng tỉnh đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tỉnh; các sở, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm thực hiện các công việc sau đây:

Đăng tải, cập nhật nội dung văn bản luật của ngành, lĩnh vực phụ trách trên Trang Thông tin điện tử và các hình thức thích hợp khác để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân dễ dàng tiếp cận, khai thác và sử dụng khi có nhu cầu.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tiễn, quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn và chủ động tổ chức phổ biến, thông tin, truyền thông pháp luật có liên quan bằng hình thức phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn, có trọng tâm, trọng điểm; nâng cao nhận thức, ý thức của từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc tự giác học tập, tìm hiểu, tuân thủ và chấp hành pháp luật và tham gia PBGDPL cho người dân.

Đề nghị Thanh tra tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Công Thương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Long An quan tâm tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch và tổ chức triển khai chuyên sâu các Luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp lần thứ 4 và kỳ họp bất thường đã có hiệu lực thi hành, trong đó quan tâm:

Tổ chức biên soạn tài liệu, đề cương tuyên truyền, phổ biến pháp luật; kịp thời quán triệt, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu, triển khai thực hiện các quy định của văn bản luật có hiệu lực thi hành như đã nêu trên cho cán bộ, công chức, viên chức, đối tượng chịu sự tác động của hệ thống ngành. Hướng dẫn, xác định nội dung, hình thức phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn.

Chủ động, kịp thời ban hành, tham mưu hoặc hướng dẫn cấp có thẩm quyền ban hành các quy định theo luật giao (nếu có) để triển khai, thi hành kịp thời, đầy đủ các quy định pháp luật có hiệu lực. Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của ngành, địa phương những nội dung không còn phù hợp với những quy định của pháp luật nêu trên, kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung để phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

Kết quả triển khai chuyên sâu các Luật có hiệu lực thi hành, đề nghị các các cơ quan, đơn vị, địa phương tổng hợp chung trong báo cáo công tác PBGDPL năm 2023 gửi về Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng tỉnh để báo cáo Hội đồng Trung ương và UBND tỉnh theo quy định.

Phan Thông

 


29/08/2023 12:00 CHĐã ban hành
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống Ngành Tư pháp Việt Nam   (28/8/1945 - 28/8/2023)Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống Ngành Tư pháp Việt Nam   (28/8/1945 - 28/8/2023)
Trong không khí hào hùng của Cách mạng Tháng Tám, ngày 28/8/945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra Tuyên cáo thành lập Nội Các thống nhất Quốc gia gồm 12 Bộ, trong đó có Bộ Tư pháp do Ông Vũ Trọng Khánh làm Bộ trưởng. Kể từ ngày đó, Ngành Tư pháp của chế độ mới đã chính thức ra đời. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, của Bác Hồ kính yêu, cùng với chính quyền nhân dân, Ngành Tư pháp Việt Nam đã đi qua chặng đường 78 năm xây dựng, phấn đấu và không ngừng phát triển.

Cách đây 78 năm, sau khi tuyên bố bãi bỏ bộ máy và các ngạch quan chức hành chính, tư pháp của chế độ cũ, chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta bắt tay vào xây dựng bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân. Chính tinh thần Đại đoàn kết dân tộc và ngọn cờ Pháp quyền nhân nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo thành sức mạnh thu hút, tập hợp và dẫn dắt một đội ngũ đông đảo các luật sư, luật gia, thẩm phán, những bậc trí thức yêu nước được đào tạo từ chế độ cũ tự nguyện đứng vào hàng ngũ kháng chiến vì độc lập, tự do của dân tộc và xây dựng một nền Tư pháp của chế độ mới. Chúng ta tự hào và biết ơn công lao đóng góp to lớn của thế hệ cán bộ Tư pháp đầu tiên với những tên tuổi Vũ Trọng Khánh, Vũ Đình Hoè, Nguyễn Văn Hưởng, Trần Công Tường ... trong việc góp phần tạo lập nền tảng pháp lý cho việc hình thành và củng cố chính quyền nhân dân, đặc biệt là tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Với nhận thức, đất nước không thể một ngày không có luật, Bộ Tư pháp đã đệ trình Chủ tịch Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 về việc tạm thời giữ các luật lệ hiện hành của chế độ cũ với điều kiện không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hoà. Đồng thời, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp đã tích cực tham gia vào việc soạn thảo bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta - Hiến pháp 1946, xác lập các nguyên tắc cơ bản của chế độ dân chủ nhân dân và tổ chức bộ máy nhà nước. Trên cơ sở bản Hiến pháp đó, Bộ Tư pháp đã chủ trì và phối hợp với các Bộ trình Chính phủ ban hành hàng trăm sắc lệnh về tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan tư pháp, về dân sự, hình sự, về các quyền tự do cá nhân. Ngay trong điều kiện kháng chiến ác liệt, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bác Hồ, Bộ Tư pháp vẫn duy trì hoạt động của Hội đồng tu luật nhằm soạn thảo những bộ luật có tinh thần dân chủ mà tiêu biểu là Sắc lệnh số 97 ngày 22/5/1950 về Sửa đổi một số quy lệ về chế định trong dân luật cũ, có thể được coi là cơ sở cho những nguyên tắc của Bộ luật dân sự sau này.

Theo Nghị định số 37 ngày 01/12/1945, Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm quản lý toàn diện về tổ chức, cán bộ, hoạt động và cơ sở vật chất của các cơ quan tư pháp. Ngày 13/9/1945, Bộ Tư pháp trình Chính phủ ký ban hành Sắc lệnh số 33 thiết lập các toà án quân sự đầu tiên ở một số thành phố để xét xử mọi hành vi phương hại đến nền độc lập nước nhà. Và chỉ 4 tháng sau đó, Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 đã thiết lập các toà án và các ngạch thẩm phán (bao gồm cả các ngạch thẩm phán làm nhiệm vụ công tố, buộc tội) trên toàn cõi Việt Nam.

Khi cuộc kháng chiến của dân tộc bắt đầu chuyển hướng sang tổng phản công, Bộ Tư pháp đã trình Chủ tịch nước ký ban hành Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng tạo nên bước chuyển rất quan trọng trong việc tăng cường tính chất nhân dân của nền tư pháp, dân chủ hoá tổ chức và hoạt động của hệ thống toà án. Trong quảng thời gian này, nhiều phiên toà lưu động được mở ngay cạnh đồn bốt giặc với hàng nghìn quần chúng tham gia để tuyên truyền giáo dục nhân dân và lôi kéo nguỵ binh trở về với chính nghĩa; nhiều cán bộ tư pháp đã anh dũng hy sinh tính mệnh, được suy tôn là "Chiến sĩ trên mặt trận Tư pháp", góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Tại buổi họp mặt này, chúng ta vô cùng xúc động và tự hào cùng nhau nhắc lại lời khen ngợi của Hồ Chủ tịch dành cho Ngành Tư pháp trong Thư Người gửi Hội nghị Tư pháp toàn quốc năm 1948, trong đó ghi rõ : 

"Trong cuộc kháng chiến này, các bạn đã góp một phần lực lượng lớn. Từ Bộ trưởng, Thứ trưởng đến toàn thể nhân viên, ai cũng chịu khổ, chịu khó, tận tuỵ hy sinh, để làm tròn nhiệm vụ. Đó là một sự vẻ vang cho giới tư pháp ta" .

Phát huy truyền thống của Tư pháp kháng chiến, trong những năm đầu kiến thiết hoà bình ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước, Bộ Tư pháp tập trung giúp Chính phủ, Quốc hội xây dựng Hiến pháp mới (1959) và các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước, về quyền tự do, dân chủ của công dân phù hợp tình hình xã hội mới. Từ năm 1960, sau khi Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trở thành hai hệ thống độc lập tách khỏi Chính phủ, chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp được chuyển giao cho các cơ quan khác nhau.

Trong suốt thời kỳ chống Mỹ cứu nước, công tác tham mưu về pháp luật và xây dựng pháp luật của Chính phủ do Ngành Pháp chế đảm trách. Uỷ ban pháp chế thuộc Chính phủ được thành lập và hoạt động từ  năm 1972. 

Hiến pháp 1980 xác định đường lối quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội trong cả nước. Tại Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá VII, Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã trình Đề án tổ chức Bộ Tư pháp, trong đó nhấn mạnh "Thực tiễn trong hai mươi năm qua đã chứng minh rõ việc Chính phủ - cơ quan quản lý toàn diện công việc của Nhà nước mà không có Bộ Tư pháp là điều rất không hợp lý".

Năm 1981, Bộ Tư pháp được tái thành lập với chức năng giúp Chính phủ quản lý thống nhất về công tác tư pháp. Từ đó đến nay, hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Bộ Tư pháp được giao thêm nhiều trọng trách. Tổ chức ngành ngày càng được củng cố và từng bước mở rộng. Đến nay, hệ thống tư pháp 4 cấp đã được thành lập với hơn 20 nghìn cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có trên 10 nghìn cán bộ tư pháp - hộ tịch chuyên trách ở cơ sở.

Xây dựng pháp luật và tham gia xây dựng pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt 78 năm lịch sử Ngành Tư pháp. Với tư duy pháp lý mới, Bộ Tư pháp đã có những đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001, Hiến pháp năm 2013. Những bộ luật lớn đầu tiên, có thể coi là những trụ cột của hệ thống pháp luật Việt Nam thời kỳ đổi mới đã được giao cho Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo, đó là:

- Bộ luật hình sự năm 1985, 1999, 2015 sửa đổi năm 2017;

- Bộ luật tố tụng hình sự năm 1986, sửa đổi bổ sung năm 1992, 1999, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, 2015;

- Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, 2000; 2014 ;

- Bộ luật Dân sự năm 1995, 2005, 2015;

- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996, 2004, 2015 sửa đổi 2020…

Đây là những mốc son ghi dấu sự phát triển quan trọng về trình độ lập pháp của Nhà nước ta gắn liền với sự đóng góp đầy trách nhiệm của các thế hệ cán bộ tư pháp thời kỳ đổi mới dưới sự lãnh đạo của các đồng chí Bộ trưởng Phan Hiền, Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc, Uông Chu Lưu, Hà Hùng Cường và tập thể lãnh đạo Bộ Tư pháp hiện nay. Bên cạnh hoạt động soạn thảo pháp luật, Ngành Tư pháp còn được giao nhiệm vụ thẩm định và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, góp phần  nâng cao chất lượng văn bản, bảo đảm tốt hơn tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật. Nhằm xác lập những mục tiêu, định hướng và giải pháp toàn diện, tổng thể có tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời kỳ mới, Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành ở Trung ương nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ giúp Chính phủ soạn thảo trình Bộ Chính trị ban hành vào tháng 5 năm 2005 Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Kết luận 83

Thực hiện chức năng giúp Chính phủ quản lý thống nhất công tác tư pháp, từ sau khi tái thành lập năm 1981, Bộ Tư pháp đã lần lượt tiếp nhận trở lại các nhiệm vụ quản lý toà án địa phương về tổ chức, công tác thi hành án dân sự, quản lý luật sư, công chứng, giám định tư pháp, hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp, ...78 năm qua, đặc biệt từ khi thực hiện đường lối mở cửa, Ngành Tư pháp đã duy trì và mở rộng hoạt động góp phần tích cực vào việc thực hiện các đường lối, quan điểm chính trị của Đảng trên các lĩnh vực pháp luật và tư pháp, xác lập vị trí và uy tín của Tư pháp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nhiều đồng chí cán bộ chủ chốt của ngành qua quá trình phấn đấu đã trưởng thành và được đề bạt giữ các cương vị lãnh đạo quan trọng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước.

Tấm Huân chương Hồ Chí Minh cao quý và nhiều phần thưởng, danh hiệu thi đua khác do Nhà nước trao tặng là minh chứng sinh động về sự đóng góp to lớn công sức, trí tuệ của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp. Chúng ta cùng nhiệt liệt biểu dương về những thành tích đáng tự hào đó./.

Sở Tư pháp tỉnh Long An

 


24/08/2023 12:00 CHĐã ban hành
UBND tỉnh Long An chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19UBND tỉnh Long An chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19




Tại tỉnh Long An, tình hình dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát tốt và trong tháng vừa qua chưa ghi nhận ca mắc và ca nhập viện điều trị. Tuy nhiên, theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, biến thể mới EG.5 của vi rút SARS-CoV-2 đang lưu hành phổ biến thuộc nhóm biến thể đáng quan tâm, hiện đang lây lan tại nhiều quốc gia và có thể tạo ra làn sóng lây nhiễm mới; đồng thời trong dịp nghỉ lễ 02/9 sắp tới nhu cầu đi lại, tiếp xúc của người dân sẽ tăng cao, do đó nguy cơ tăng số ca mắc trong thời gian tới là rất lớn.

Để tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, không để dịch bùng phát trở lại, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho Nhân dân, góp phần tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, ngày 21/8/2023, tại văn bản số 7594  /UBND-VHXH, UBND tỉnh yêu cầu:

Đối với các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đầy đủ, hiệu quả Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ, Công văn số 5103/BYT-DP ngày 12/8/2023 và các văn bản hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác như: Sốt xuất huyết, tay chân miệng... của Bộ Y tế, chỉ đạo của UBND tỉnh và các văn bản chỉ đạo khác liên quan, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Cơ quan, đơn vị, địa phương nào không kịp thời kiểm soát, để dịch bệnh bùng phát trên diện rộng phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh.

Đối với Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh để chủ động tham mưu UBND tỉnh có giải pháp ứng phó phù hợp, không để bị động, bất ngờ; tăng cường giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; phối hợp chặt chẽ với Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan, đơn vị liên quan để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2.

- Chỉ đạo tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao như: Phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị; chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân và chủ động nâng cao năng lực điều trị, nhất là năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực để đáp ứng yêu cầu điều trị. Tiếp tục đảm bảo, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, sẵn sàng cho mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, bảo đảm người dân được tiếp cận dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất, ngay tại cơ sở; kiên quyết ứng phó kịp thời, hiệu quả trong trường hợp dịch bệnh bùng phát trở lại.

- Tiếp tục phối hợp hiệu quả với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền về lợi ích, ý nghĩa của vắc-xin phòng bệnh để triển khai thực hiện hiệu quả chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2023, công tác tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

- Chủ động cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về tình hình dịch bệnh, nhất là nguy cơ do các biến thể mới gây ra, các biện pháp phòng, chống dịch để Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An triển khai công tác tuyên truyền phòng, chống dịch hiệu quả.

Đối với Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An

Tiếp tục chủ động, làm tốt hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền theo tinh thần "truyền thông chủ động, đi trước" để toàn xã hội đồng thuận, tham gia thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng, đặc biệt là các biện pháp dự phòng cá nhân như: Đeo khẩu trang, khử khuẩn trong các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ 02/9. Tập trung thông tin về lợi ích, tác dụng của vắc-xin, thực hiện nghiêm tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 đủ liều, đúng lịch theo khuyến cáo của ngành Y tế.

Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục, các trường học trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch trong trường học. Khi có dấu hiệu nghi ngờ hoặc có ca bệnh trong trường học phải thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để kịp thời có biện pháp dự phòng phù hợp.

UBND tỉnh đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các Tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tiếp tục chủ động, tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là việc hạn chế đến nơi tập trung đông người khi không cần thiết, đeo khẩu trang nơi tập trung đông người, rửa tay thường xuyên bằng dung dịch khử khuẩn khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng; thực hiện nghiêm tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 đủ liều, đúng lịch; tham gia hỗ trợ nhân lực cùng ngành Y tế, chính quyền địa phương đảm bảo công tác tiêm chủng và giám sát công tác tiêm chủng./.

P.PBGDPL.STPLA

 


23/08/2023 6:00 CHĐã ban hành
   UBND tỉnh Long An ban hành Quyết định Quy định nội dung chi, mức chi đảm bảo cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật   UBND tỉnh Long An ban hành Quyết định Quy định nội dung chi, mức chi đảm bảo cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
    Ngày 11/8/2023, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 37/2023/QĐ-UBND về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/2023/NQ-HĐND ngày 12/7/2023 của HĐND tỉnh về Quy định nội dung chi, mức chi đảm bảo cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Long An, theo đó, Quyết định quy định cụ thể như sau:

Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nguồn kinh phí thực hiện: Thực hiện theo khoản 1, 2, 3 Điều 1 Nghị quyết số 09/2023/NQ-HĐND.

Về nội dung và định mức chi: Các nội dung chi cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu tài chính hiện hành. Cụ thể như sau:

- Đối với các khoản chi để tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, sơ kết, tổng kết; các khoản chi công tác phí cho những người đi công tác trong nước (bao gồm cả cộng tác viên, thành viên tham gia các đoàn kiểm tra văn bản và đoàn kiểm tra công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản) được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 72/2017/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Long An;

- Đối với các khoản chi cho việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản và đội ngũ cộng tác viên được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 37/2019/QĐ-UBND ngày 06/9/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Long An;

- Đối với các khoản chi tổ chức hội thi theo ngành, lĩnh vực, địa phương và toàn quốc về công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 53/2014/QĐ-UBND ngày 29/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Long An;

- Đối với các khoản chi điều tra, khảo sát thực tế phục vụ công tác kiểm tra, xử lý, rà soát hệ thống hóa văn bản được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 70/2017/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định nội dung chi và mức chi thực hiện các cuộc điều tra thống kê trên địa bàn tỉnh Long An;

- Chi khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về thi đua, khen thưởng;

- Chi hợp đồng có thời hạn với cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản được thực hiện theo quy định về hợp đồng lao động.

- Đối với các khoản chi báo cáo về rà soát các văn bản có liên quan đến dự án, dự thảo văn bản thực hiện theo quy định Quyết định số 08/2023/QĐ-UBND ngày 09/02/2023 về việc quy định mức chi cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên địa bàn tỉnh Long An.

Một số khoản chi có tính chất đặc thù trong kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản thực hiện theo Phụ lục một số khoản chi có tính chất đặc thù trong công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết số 09/2023/NQ-HĐND.

Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Quyết định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/8/2023 và thay thế Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND  ngày 14/02/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định nội dung chi và mức chi kinh phí cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Long An.

Nội dung Quyết định này áp dụng từ ngày 01/8/2023./.

NQ so 09-2023 cua HDND tinh.pdf

QD so 37-2023 cua UBND tinh.pdf

Ngọc Ánh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


23/08/2023 5:00 CHĐã ban hành
UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức Tết Trung thu năm 2023UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức Tết Trung thu năm 2023
 Ngày 03/8/2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 3001/LĐTBXH-TE về việc tổ chức Tết Trung thu năm 2023; nhằm tạo điều kiện cho trẻ em trên địa bàn tỉnh được đón Tết Trung thu vui tươi, an toàn và lành mạnh; ngày 21/8/2023, tại văn bản số 7607/UBND-VHXH, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện các nội dung sau:

Các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí an toàn, lành mạnh, không phô trương, hình thức nhằm góp phần để trẻ em phát triển hài hòa thể chất, trí tuệ, đạo đức và tinh thần; định hướng, giáo dục trẻ em giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tham gia các hoạt động văn hóa, trò chơi truyền thống, khơi dậy sự sáng tạo cho trẻ em tự tạo trò chơi, đồ chơi; khuyến khích sử dụng đồ chơi sản xuất trong nước, không mua đồ chơi nhập khẩu kém chất lượng. Tổ chức thăm tặng quà cho trẻ em nhân dịp Tết Trung thu. Tạo điều kiện về kinh phí và cơ sở vật chất, huy động nguồn lực xã hội, nguồn lực từ ngân sách nhà nước để tổ chức các hoạt động nhân dịp Tết Trung thu cho các em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động nhân dịp Tết Trung thu; hướng dẫn các địa phương tổ chức Tết Trung thu. Phối hợp với UBND huyện Đức Huệ xây dựng kế hoạch tổ chức Hội trại Trung thu cấp tỉnh năm 2023 phục vụ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em gặp khó khăn đột xuất, trẻ em bị ảnh hưởng thiên tai và dịch bệnh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Đức Huệ (thời gian trước ngày 14/8 âm lịch), chậm nhất ngày 28/8/2023 báo cáo, trình UBND tỉnh. Tham mưu lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh, vui Tết Trung thu cùng các em tại cơ sở. Trong đó, lưu ý Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động báo cáo, xin ý kiến Trưởng các đoàn về địa điểm, thời gian tổ chức Đoàn trước khi trình UBND tỉnh; chậm nhất ngày 28/8/2023 báo cáo, trình UBND tỉnh. Phối hợp với các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Trẻ em năm 2016, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ, Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội và các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em khác.

Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm. Tổ chức thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các điểm dịch vụ vui chơi, giải trí cho trẻ em không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, các cơ sở kinh doanh đồ chơi, văn hóa phẩm độc hại, gây nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển lành mạnh về tinh thần cho trẻ em.

Sở Thông tin và Truyền thông: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác trẻ em; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có các hành vi xuất bản các ấn phẩm, sản phẩm thông tin dành cho trẻ em có nội dung đồi trụy, kích động, bạo lực và đăng tải các thông tin, hành ảnh vi phạm quyền trẻ em.

Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An: Phát sóng các chuyên trang, chuyên mục về các hoạt động tổ chức đón Tết Trung thu cho trẻ em; biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh; phê phán, lên án các hành vi thiếu trách nhiệm, vi phạm quyền trẻ em.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh: tích cực vận động đoàn viên, hội viên tổ chức và tham gia vui Tết Trung thu cho trẻ em trên địa bàn tỉnh.

UBND các huyện, thị xã, thành phố: Xây dựng kế hoạch tổ chức Tết Trung thu bố trí kinh phí phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương đảm bảo an toàn, lành mạnh, tiết kiệm; đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, để tất cả các xã, phường, thị trấn và cụm dân cư đều tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phục vụ Tết Trung thu, văn hóa phẩm, đồ chơi, trò chơi có tính chất bạo lực, phản giáo dục, độc hại, nguy hiểm đối với trẻ em. Các hoạt động trong dịp Tết Trung thu cho trẻ em tập trung vào tổ chức các chương trình văn nghệ, chương trình vui Tết Trung thu, cắm trại, các cuộc thi làm đồ chơi truyền thống, trò chơi dân gian,…phù hợp với điều kiện của từng địa phương./.

Diễm Trinh- P.PBGDPL

 





22/08/2023 3:00 CHĐã ban hành
Bến Lức tập huấn tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân và của phụ nữ, trẻ em năm 2023 Bến Lức tập huấn tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân và của phụ nữ, trẻ em năm 2023
Ngày 16/8/2023, Phòng Tư pháp phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện tổ chức hội nghị tập huấn tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân và phụ nữ năm 2023, Đến dự có bà Nguyễn Thị Thắm - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Long An đồng thời là báo cáo viên tập huấn, đại diện Phòng Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện cùng hơn 100 đại biểu là các mẹ, các dì, các chị là lực lượng nòng cốt, hội viên, chi hội trưởng, chi hội phó, chủ tịch, phó chủ tịch Hội phụ nữ của 15 xã, thị trấn.

21.8a.jpg

Hình ảnh hội nghị tập huấn

Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Thắm đã chia sẻ cho các mẹ, các dì, các chị nhiều nội dung, thông tin thiết thực xoay quanh công tác phổ biến giáo dục pháp luật, triển khai pháp luật về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình đặc biệt là các đối tượng yếu thế là phụ nữ, trẻ em. Đồng thời nêu lên thực trạng, các hành vi bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ, trẻ em; hậu quả cũng như quy định pháp luật, xử lý hình xử, vi phạm hành chính các hành vi nói trên; một số kỹ năng phòng, chống xâm hại phụ nữ, trẻ em.

21.8b.jpg

bà Nguyễn Thị Thắm - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Long An chia sẻ thông tin tập huấn tại Hội nghị

Thông qua hội nghị lần này các mẹ, các dì, các chị sẽ sử dụng các kiến thức, kỹ năng truyền thông, nắm chắc các chính sách, quy định pháp luật để tuyên truyền cho nhân dân đặc biệt là các đối tượng phụ nữ, trẻ em tiếp cận pháp luật dễ dàng hơn. Đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức đối với cán bộ cấp cơ sở và Nhân dân trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình nhất là với các đối tượng phụ nữ, trẻ em; góp phần nâng cao năng lực giám sát, phản biện xã hội của tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ; tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật, phát huy trách nhiệm của các cấp Hội trong việc hỗ trợ thông tin pháp luật, tư vấn pháp luật, giới thiệu trợ giúp pháp lý cho người dân nhất là các đối tượng yếu thế như phụ nữ, trẻ em đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương ở cơ sở.

21.8c.jpg

Ban tổ chức trao tặng quà cho các em có hoàn cảnh khó khăn

Tại hội nghị, Ban Tổ chức cũng vận động trao tặng 50 phần quà (mỗi phần 20 quyển tập) và 10 chiếc xe đạp trị giá 1.800.000 đồng/chiếc cho các em có hoàn cảnh khó khăn, cố gắng vươn lên trong học tập để có thêm động lực trong năm học mới. Đây cũng là một trong những hoạt động của các mô hình mới có hiệu quả là "Chương trình chung tay chia sẻ khó khăn với phụ nữ và trẻ em" và "Mẹ đỡ đầu" để thu hút nhiều hơn sự quan tâm xã hội hóa, hỗ trợ của cộng đồng trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật phối kết hợp các hoạt động xã hội của Hội phụ nữ địa phương huyện Bến Lức trong năm 2023 và những năm sắp tới./.

 

Thanh Lam-PTP Bến Lức


22/08/2023 8:00 SAĐã ban hành
Bộ Tư pháp ban hành Thể lệ Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IVBộ Tư pháp ban hành Thể lệ Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV
Thực hiện Quyết định số 791/QĐ-HĐPH ngày 24/5/2023 của Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV (sau đây gọi là Hội thi) và Quyết định số 1159/QĐ-HĐPH ngày 27/6/2023 của Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương về việc thành lập Ban Tổ chức, Tổ Thư ký giúp việc Ban Tổ chức Hội thi, ngày 28/7/2023, Ban Tổ chức Hội thi ban hành Thể lệ Hội thi số 3289/TL-BTC. Theo đó, Thể lệ của Hội thi gồm các nội dung chính sau:


Đối tượng tham dự Hội thi là hòa giải viên được công nhận theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở, được địa phương lựa chọn, đại diện cho tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham dự Hội thi. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cử 01 đội thi tham dự Vòng thi khu vực.

Đội thi gồm 03 thành viên chính thức và 01 thành viên dự bị là hòa giải viên, trong đó cử 01 thành viên làm Đội trưởng. Đội thi được huy động thêm tối đa 05 người tham gia các vai phụ trong phần thi giới thiệu và tiểu phẩm, các vai phụ này không được đóng vai hòa giải viên trong phần thi tiểu phẩm.
Danh sách đội thi (bao gồm: Họ tên, năm sinh, giới tính, dân tộc, địa chỉ, chức vụ, đơn vị công tác (nếu có) gửi về Thường trực Ban Tổ chức Hội thi (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, 60 Trần Phú, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội) trước ngày 20/8/2023. Việc thay đổi thành viên của đội thi phải thông báo bằng văn bản cho Thường trực Ban Tổ chức Hội thi muộn nhất trước 01 ngày làm việc tính đến ngày tổ chức thi.

Hình thức thi, vòng thi: Hội thi được tổ chức dưới hình thức sân khấu hóa và thi tập thể theo đội, gồm 02 vòng thi: Vòng thi khu vực và Vòng thi toàn quốc. Tại các Vòng thi, mỗi đội thi tham gia 03 phần thi: (1) Phần thi giới thiệu trong thời gian tối đa 05 phút với tối đa 20 điểm. (2) Phần thi lý thuyết gồm thi hiểu biết và thi hòa giải khéo với tối đa 40 điểm. (3) Phần thi tiểu phẩm trong thời gian tối đa 07 phút với tối đa 40 điểm.

Địa điểm và thời gian thi: (1) Vòng thi Khu vực miền Bắc: Tại thành phố Hải Phòng, 02 ngày trong khoảng thời gian từ ngày 05/9/2023 đến 08/9/2023. (2) Vòng thi Khu vực miền Trung - Tây Nguyên: Tại tỉnh Khánh Hòa, 02 ngày trong khoảng thời gian từ 18/9/2023 đến 22/9/2023. (3) Vòng thi Khu vực miền Nam: Tại tỉnh Tây Ninh, 02 ngày trong khoảng thời gian từ ngày 25/9/2023 đến ngày 29/9/2023. (4) Vòng thi toàn quốc tại Thành phố Hà Nội, 01 ngày trong khoảng thời gian từ ngày 15/10/2023 đến ngày 09/11/2023.

Cơ cấu giải thưởng

Cơ cấu giải thưởng tại mỗi Vòng thi khu vực

Khu vực miền Bắc: 01 Giải nhất: 20.000.000 đồng/1 giải. 02 Giải nhì:15.000.000 đồng/1 giải. 03 Giải ba: 8.000.000 đồng/1 giải. 08 Giải khuyến khích: 1.000.000 đồng/1 giải.

Khu vực miền Trung - Tây Nguyên: 01 Giải nhất: 20.000.000 đồng/1 giải. 01 Giải nhì: 15.000.000 đồng/1 giải. 02 Giải ba: 8.000.000 đồng/1 giải. 07 Giải khuyến khích: 1.000.000 đồng/1 giải.

- Khu vực miền Nam: 01 Giải nhất: 20.000.000 đồng/1 giải. 02 Giải nhì:  15.000.000 đồng/1 giải. 02 Giải ba: 8.000.000 đồng/1 giải. 07 Giải khuyến khích: 1.000.000 đồng/1 giải.

Cơ cấu giải thưởng Vòng thi toàn quốc

01 Giải nhất: 30.000.000 đồng/1 giải. 02 Giải nhì: 20.000.000 đồng/1 giải. 03 Giải ba: 10.000.000 đồng/1 giải. 06 Giải khuyến khích:  2.000.000 đồng/1 giải.

Căn cứ quy định pháp luật, kết quả Hội thi và nguồn lực hỗ trợ, ủng hộ cho Hội thi, Ban Tổ chức Hội thi xem xét, quyết định thay đổi cơ cấu giải thưởng, mức tiền thưởng và thông báo công khai trước khi tổ chức các vòng thi.

Hình thức khen thưởng

Các đội thi được tặng cờ lưu niệm của Ban Tổ chức Hội thi. Các đội thi đạt giải được Ban Tổ chức Hội thi trao Giấy Chứng nhận, hoa và tiền thưởng tương ứng với mỗi giải thưởng. Các hòa giải viên là thành viên chính thức (thành viên dự bị nếu tham gia thi thay thành viên chính thức) của đội thi đạt giải nhất, giải nhì Vòng thi toàn quốc sẽ được Ban Tổ chức đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xét tặng Bằng khen hoặc các hình thức khen thưởng phù hợp khác.

Khuyến khích các cơ quan, tổ chức có đại diện tham gia Ban Tổ chức Hội thi khen thưởng các đội thi, hòa giải viên tham gia Hội thi; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng Bằng khen cho thành viên đội thi của địa phương đạt giải tại Vòng thi khu vực hoặc/và vào Vòng thi toàn quốc.

Nội quy Hội thi

Các đội thi phải có mặt tại địa điểm thi đúng thời gian theo thông báo của Ban Tổ chức Hội thi. Thí sinh dự thi phải có tên trong danh sách đã đăng ký với Ban Tổ chức và đeo số báo danh do Ban Tổ chức cung cấp. Trong thời gian thi, thí sinh không được sử dụng tài liệu và các thiết bị điện tử (điện thoại di động, máy tính bảng, laptop…), thiết bị thu, phát sóng điện tử khác. Trang phục của thí sinh phải phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục, bản sắc của địa phương và không gây phản cảm.

Thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ Thư ký phải đeo phù hiệu. Các đội thi chịu trách nhiệm về bản quyền tác giả các tiểu phẩm dự thi. Ban Tổ chức Hội thi có quyền ghi hình, lưu trữ phần thi của các đội để sử dụng vào các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp là bộ phận Thường trực Ban Tổ chức Hội thi, điện thoại 024.62739471, email: pbgdpl@moj.gov.vn./.

File kèm:

Kế hoạch tổ chức Hội thi hòa giải viên giỏi.pdf

Thể lệ Hội thi hòa giải viên giỏi.pdf

Diễm Trinh-PBGDPL.

   



21/08/2023 5:00 CHĐã ban hành
Bến Lức tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sởBến Lức tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở
Sáng 11/8/2023, UBND huyện Bến Lức tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở. Đến tham dự Hội nghị có ông Trần Văn Năm - Phó Giám đốc Sở Tư pháp, bà Lê Thị Lo - Trưởng Phòng phổ biến giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp; ông Lê Thành Út, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện chủ trì Hội nghị cùng với hơn 70 đại biểu là đại diện UBMTTQ và các đoàn thể huyện, Ban Tuyên giáo Huyện ủy, các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện; Chủ tịch UBND, đại diện UB.MTTQ, công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã, thị trấn cùng đại diện các tổ hòa giải, hòa giải viên tiêu biểu trên địa bàn huyện.

hình 17.8b.jpg

Hình ảnh Hội nghị tổng kết

Trong 10 năm qua, công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở được UBND huyện quan tâm triển khai thực hiện đồng bộ. Đến nay, toàn huyện có 95 tổ hòa giải ở cơ sở với 601 hòa giải viên trong đó có 152 thành viên là nữ được cơ cấu theo quy định tại Điều 12 của Luật Hòa giải ở cơ sở. Các tổ hoà giải đã hòa giải thành 765/824 vụ (92,84%). Hội nghị cũng đã ghi nhận 09 báo cáo, ý kiến tham luận của các đại biểu tham dự hội nghị, qua đó thể hiện rõ vai trò của công tác hòa giải ở cơ sở thông qua việc giải quyết kịp thời, từ gốc những mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật trong nhân dân, việc hòa giải ở cơ sở đã giúp giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết cộng đồng; phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm ở cơ sở, góp phần ổn định trật tự xã hội, giảm bớt tình trạng gửi đơn thư, khiếu kiện lên Tòa án nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước; tiết kiệm thời gian và tiền bạc của cơ quan nhà nước và công dân; hình thành trong mỗi cá nhân ý thức thượng tôn pháp luật; đồng thời các báo cáo tham luận cũng nêu các vụ việc hòa giải điển hình, các khó khăn, vướng mắc, các bài học nghiệm và đề xuất, kiến nghị để thực hiện tốt hơn hòa giải ở cơ sở trong thời gian tới.

hình 17.8a.jpg

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Văn Năm đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp đã ghi nhận những kết quả qua 10 năm thi hành Luật Hoà giải ở cơ sở của huyện Bến Lức; đồng thời chỉ ra một vài tồn tại, hạn chế của tỉnh nói chung và của huyện nói riêng và đề nghị trong thời gian tới, địa phương tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục một số vướng mắc, khó khăn, quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ, cụ thể như: Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở; tiếp tục chỉ đạo rà soát, củng cố, kiện toàn Tổ hòa giải ở cơ sở; quan tâm tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải ở cơ sở để nâng cao trình độ, năng lực cho tập huấn viên, cho hòa giải viên; quan tâm bố trí kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở; định kỳ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở...

z4611944067935_947825f8574bb7fa790521ad78868a70.jpg 

ông Trần Văn Năm lãnh đạo Sở Tư pháp phát biểu tại Hội nghị

Tiếp thu ý kiến của lãnh đạo Sở Tư pháp, ông Lê Thành Út, chủ trì Hội nghị biểu dương các thành tích trong công tác hòa giải mà các xã, thị trấn và các tổ hòa giải, các hòa giải viên đã đạt được trong thời gian qua; đồng thời chỉ rõ những mặt còn tồn tại, hạn chế để tiếp tục nghiên cứu khắc phục. Qua đó ông Lê Thành Út chỉ đạo một số nội dung để công tác này được thực hiện tốt hơn, cụ thể: Đề nghị trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền, Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên từ huyện đến cơ sở tiếp tục đổi mới hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân đối với vị trí, vai trò của công tác hòa giải ở cơ sở. Tăng cường công tác phối hợp trong hoạt động hòa giải; thường xuyên củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ hòa giải viên thông qua việc đẩy mạnh tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ tuyên truyền, PBGDPL, kỹ năng hòa giải, ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở. Chú trọng tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, hội thi hòa giải viên, tạo điều kiện cho hòa giải viên được chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động. Quan tâm bố trí kinh phí phục vụ công tác hoà giải, hoạt động của Tổ hòa giải ở cơ sở và các hòa giải viên. Thực hiện tốt hơn nữa việc sơ kết, tổng kết, khen thưởng, nhân rộng mô hình, điển hình trong công tác này...

z4611960514529_a6ac30d689914e10191ada87471d8b02.jpg

ông Lê Thành Út phát biểu tại Hội nghị

Cũng tại hội nghị, Chủ tịch UBND huyện đã khen thưởng cho 03 tập thể và 05 cá nhân có thành tích xuất sắc qua 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Bến Lức./.                                                                                                                                                                                                                                                                                     

hình 17.8c.jpg

Hình ảnh khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc

Lam-PTP.Bến Lức


17/08/2023 4:00 CHĐã ban hành
Tăng cường phối hợp tuyên truyền, vận động tăng, ni, phật tử tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thôngTăng cường phối hợp tuyên truyền, vận động tăng, ni, phật tử tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Thực hiện Kế hoạch phối hợp của Cục Cảnh sát giao thông và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động tăng, ni, phật tử tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông giai đoạn 2023-2026.

Theo đó, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh phối hợp Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trật tự An toàn giao thông (TTATGT), kỹ năng tham gia giao thông an toàn, bảo đảm toàn vẹn tính mạng con người lồng ghép với giáo lý Phật giáo đến tăng, ni, phật tử trên địa bàn tỉnh Long An. Phối hợp khắc phục những bất cập về tình hình TTATGT tại các cơ sở thờ tự Phật giáo, triển khai các biện pháp bảo đảm TTATGT khu vực cổng các cơ sở thờ tự Phật giáo trong toàn tỉnh. Đồng thời, phối hợp vận động tín đồ, chức sắc, chức việc tôn giáo trên địa bàn tham gia bảo đảm TTATGT, triển khai xây dựng mô hình “Tăng, ni, phật tử tham gia giao thông văn hóa - an toàn”, trọng tâm là nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông văn minh, an toàn trong cộng đồng Phật giáo trên địa bàn tỉnh.

Trung tá Nguyễn Hữu Nghĩa - Đội trưởng, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Long An tuyên truyền Luật giao thông cho 420 trụ trì và hành chánh Giáo hội.

Song song đó, phối hợp tổ chức tập huấn cho các tăng, ni, phật tử trên địa bàn làm công tác tuyên truyền, thuyết pháp; triển khai giảng dạy cho các phật tử, kết hợp trong các khóa tu, lớp truyền giảng Phật giáo, gắn các nội dung về ATGT trong các bài thuyết giảng giáo lý Phật pháp như: văn hóa người phật tử tuân thủ nghiêm pháp luật, chấp hành tốt Luật giao thông, không vi phạm ngũ giới của người phật tử; thái độ ứng xử từ bi, chia sẻ, yêu thương khi răn dạy về văn hóa ứng xử trong trường hợp xảy ra va chạm và tai nạn giao thông…

Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động tăng, ni, phật tử tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông giai đoạn 2023-2026 nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Long An, từng bước góp phần thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT đường bộ trong tình hình mới. Qua đó, đẩy mạnh, đa dạng hóa công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TTATGT, phát huy ưu thế của Phật giáo trong truyền thông, lồng ghép các thông điệp về ATGT, kỹ năng tham gia giao thông an toàn nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho các tăng, ni, phật tử khi tham gia giao thông, góp phần hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật về TTATGT và tai nạn giao thông liên quan đến tăng, ni, phật tử nói riêng và các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh nói chung./.

Theo https://congan.longan.gov.vn/


08/08/2023 3:00 CHĐã ban hành
Chi đoàn cơ sở Sở Tư pháp tổ chức hội nghị đoàn viên để bầu bổ sung nhân sự Ban Chấp hànhChi đoàn cơ sở Sở Tư pháp tổ chức hội nghị đoàn viên để bầu bổ sung nhân sự Ban Chấp hành
Thực hiện Văn bản số 39-CV/ĐU.STP ngày 17/07/2023 của Đảng ủy cơ sở Sở Tư pháp về việc kiện toàn Ban Chấp hành Chi đoàn cơ sở Sở Tư pháp nhiệm kỳ 2022-2024, Văn bản số 73-CV/ĐTN ngày 24/7/2023 của BTV Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh về việc thống nhất kiện toàn các chức danh Ban Chấp hành Chi đoàn cơ sở Sở Tư pháp nhiệm kỳ 2022-2024. Chiều ngày 04/8/2023, Chi đoàn cơ sở Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị đoàn viên để bầu bổ sung nhân sự Ban Chấp hành, bầu các chức danh Bí thư, Phó Bí thư Chi đoàn cơ sở Tư pháp, nhiệm kỳ 2022-2024.

z4581619984054_46ba776f3c2af67ee439c2fffe03b5b4.jpg

Đến dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Phan Thị Mỹ Dung, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đảng ủy cơ sở Sở Tư pháp, đồng chí Võ Thúy An - Bí thư Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh. Đồng chí Huỳnh Hoàng Việt - Phó Bí thư và đồng chí Trà My - uỷ viên Ban Chấp hành  Chi đoàn cơ sở Tư pháp chủ trì Hội nghị. Cùng sự có mặt của 14/16 đồng chí là Đoàn viên thanh  niên của Chi đoàn về tham dự Hội nghị.

z4581619122691_e9b99b6dfd8b0a0734271016cff3b66e.jpg

Hội nghị đã thống nhất cao bầu ra đồng chí Huỳnh Hoàng Việt là Bí thư Chi đoàn, đồng chí Trà My là Phó Bí thư Chi đoàn, đồng chí Đỗ Công Trạng là Uỷ viên Ban Chấp hành Chi đoàn cơ sở Tư pháp; với tổng số kết quả phiếu bầu của mỗi đồng chí là 14/14 phiếu tín nhiệm của các đồng chí có mặt.

   z4581619521843_42e57e7ff5f34d0cdf96748d9fe76bd3.jpg

Phát biều chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Phan Thị Mỹ Dung, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đảng ủy cơ sở Sở Tư pháp, đồng chí Võ Thúy An - Bí thư Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh mong muốn Chi đoàn cơ sở Sở Tư pháp, nhất là Ban Chấp hành mới sẽ luôn đoàn kết thống nhất, phát huy tinh thần tập thể, chấp hành sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và của Đoàn cấp trên, tiếp tục điều hành công tác Đoàn và phong trào thanh niên Chi đoàn Sở Tư pháp trong nhiệm kỳ đạt nhiều kết quả cao theo Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong thời gian tới./.

Diễm Trinh


07/08/2023 11:00 SAĐã ban hành
Sở Tư pháp Long An: Tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật" năm 2023.Sở Tư pháp Long An: Tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật" năm 2023.
Thực hiện Quyết định số 86/QĐ-BTP ngày 31/01/2023 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 và Kế hoạch số 739/KH-UBND ngày 22/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện các Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật do Sở Tư pháp chủ trì thực hiện năm 2023.
Ngày 02/8/2023, Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch số 1854/KH-STP về việc tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật" (sau đây gọi tắt là Cuộc thi). Theo đó:

Đối tượng tham gia Cuộc thi: Là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi trở lên đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh Long An.

Nội dung thi: Tìm hiểu các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, hộ tịch và trợ giúp pháp lý. 

Hình thức thi: Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Thí sinh tham gia Cuộc thi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trực tiếp trên thiết bị điện tử có kết nối mạng Internet bằng việc đăng nhập vào địa chỉ http://timhieuphapluat.longan.gov.vn, trả lời Bộ câu hỏi được chọn ngẫu nhiên với nội dung về các văn bản pháp luật được nêu trong nội dung thi. Chi tiết về cách thức tham gia Cuộc thi được thực hiện theo hướng dẫn tại Thể lệ Cuộc thi.

Thời gian thi: Từ 07 giờ 00 phút, ngày 01/10/2023 đến 24 giờ 00 phút, ngày 15/10/2023. Tổng kết và trao giải Cuộc thiTrong tháng 11/2023.

Giải thưởng của Cuộc thi gồm các giải sau: Giấy khen của Giám đốc Sở Tư pháp và tiền thưởng tặng cho tập thể và cá nhân đạt giải nhất, giải nhì, giải ba và giải khuyến khích.

Mục đích của Cuộc thi là nhằm ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ ngành Trung ương và yêu cầu nhiệm vụ của địa phương; góp phần đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn tỉnh, qua đó nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ và Nhân dân. Cuộc thi là một trong những chuỗi hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 9/11) năm 2023 trên địa bàn tỉnh Long An;…/.

File đính kèm Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật.pdf

PNT.PBLA


03/08/2023 10:00 SAĐã ban hành
Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do muỗi truyền vì hiện tượng El Nino trên địa bàn tỉnh Long AnTăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do muỗi truyền vì hiện tượng El Nino trên địa bàn tỉnh Long An
Biến đổi khí hậu do hiện tượng El Nino đã làm gia tăng sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết và các loại arbovirus khác như Zika, Chikungunya, viêm não Nhật Bản. Đặc điểm chung của các dịch bệnh này đều có cùng tác nhân gây bệnh do muỗi gây ra. Hiện nay, thời tiết đang vào mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển mạnh.

Để chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống hiệu quả dịch bệnh do muỗi truyền vì hiện tượng El Nino gây ra, quyết tâm khống chế dịch bệnh, hạn chế thấp nhất số ca mắc trong thời gian tới. Ngày 25/7/2023, UBND tỉnh ban hành văn bản  số 6658 /UBND-VHXH về việc cường công tác phòng, chống dịch bệnh do muỗi truyền vì hiện tượng El Nino. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện một số nội dung trong tâm như sau:

 Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh Chikungunya, sốt xuất huyết, Zika và viêm não Nhật Bản tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, lồng ghép tổ chức các hoạt động hè của học sinh với việc tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, diệt trừ lăng quăng, bọ gậy, phòng tránh muỗi đốt, đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường trước thời điểm khai giảng năm học mới; thông báo ngay cho các cơ sở y tế khi phát hiện có trường hợp mắc bệnh để phối hợp xử lý kịp thời.

Sở Xây dựng: Phối hợp với các đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các chủ đầu tư các dự án về xây dựng trên địa bàn tỉnh đảm bảo thực hiện tốt công tác vệ sinh tại các công trường lao động và nơi ăn ở, sinh hoạt của công nhân. Yêu cầu công nhân phải ngủ màn tránh muỗi đốt và phải đậy kín các dụng cụ chứa nước, bể chứa nước, không để cho muỗi có nơi sinh sản, phát triển lây truyền bệnh Chikungunya, sốt xuất huyết, Zika và viêm não Nhật Bản.

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chỉ đạo tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh Chikungunya, sốt xuất huyết, Zika và viêm não Nhật Bản trên các phương tiện thông tin đại chúng, lắp đặt các pano, áp phích tuyên truyền tại các tuyến giao thông chính, nơi tập trung đông dân cư, các cơ quan hành chính nhà nước... nhằm nâng cao nhận thức và ý thức phòng, chống dịch bệnh cho cộng đồng.

Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An: Tăng cường thời lượng đăng tin, phát sóng tuyên truyền các thông điệp về phòng, chống bệnh Chikungunya, sốt xuất huyết, Zika và viêm não Nhật Bản vào giờ cao điểm và liên tục trong ngày để người dân biết và chủ động phòng tránh dịch bệnh.

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Cân đối, tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch bệnh Chikungunya, sốt xuất huyết, Zika và viêm não Nhật Bản đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đúng quy định.

UBND các huyện, thị xã, thành phố:  Xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng, chống bệnh Chikungunya, sốt xuất huyết, Zika và viêm não Nhật Bản tại địa phương, đặc biệt là vùng có nguy cơ cao, kịp thời phát hiện bệnh và xử lý ngay, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng, kéo dài;…

 Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và lãnh đạo các Đoàn thể tỉnh chỉ đạo cơ sở đẩy mạnh phối hợp với ngành Y tế và chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác phòng, chống bệnh Chikungunya, sốt xuất huyết, Zika và viêm não Nhật Bản trên địa bàn; tích cực tham gia các chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy, vệ sinh môi trường tại địa phương.

UBND tỉnh giao Sở Y tế theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh Chikungunya, sốt xuất huyết, Zika và viêm não Nhật Bản, kịp thời tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả, phù hợp với diễn biến tình hình. Phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh cá nhân, phòng tránh muỗi đốt, diệt trừ lăng quăng, bọ gậy để diệt trừ tác nhân lây truyền bệnh; tổ chức phun hóa chất diệt muỗi tại các địa bàn có chỉ số muỗi tăng cao; phát động phong trào vệ sinh môi trường tới tận các xã, phường, thị trấn, ấp, khu phố, các điểm dân cư tập trung và vùng có nguy cơ dịch bệnh cao;.../.

Phan Khang




02/08/2023 9:00 SAĐã ban hành
1 - 30Next
 
    Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 44800