Tin tức Sự kiện
 
Nhằm mở rộng dân chủ, huy động trí tuệ, lắng nghe các ý tưởng, hiến kế của các tầng lớp Nhân dân về những giải pháp đổi mới, đột phá phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng chính quyền, góp phần để phát triển Long An ngày càng giàu mạnh. Qua đó, khơi dậy và phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần trách nhiệm, khát vọng, lòng yêu quê hương, tinh thần sáng tạo, đóng góp trí tuệ, tình cảm, tâm huyết của các tầng lớp Nhân dân vào sự phát triển của tỉnh Long An. Là nguồn tài liệu có giá trị đối với việc xây dựng tầm nhìn, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển của tỉnh Long An trong thời gian tới.  
 
Thực hiện Công điện số 90/CĐ-TTg ngày 28/02/2023 của Chính phủ về việc chấn chỉnh thực hiện quy định liên quan đến bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy và Văn bản số 74/TB-VPCP ngày 14/3/2023 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp ngày 01/3/2023 về tình hình, kết quả triển khai thực hiện Luật Cư trú và Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/20222 của Chính phủ;  
 
Ngày 23/3/2023 Sở Tư pháp tỉnh Long An phối hợp UBND huyện Châu Thành tổ chức Hội nghị tập huấn tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân trong Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Ông Trần Văn Năm - Phó Giám đốc Sở Tư pháp, chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có Ông Nguyễn Văn Khải - Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, cùng với sự có mặt của hơn 120 đại biểu là Lãnh đạo và công chức Phòng Tư pháp huyện Châu Thành, thành viên Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật cấp huyện, Báo cáo viên pháp luật cấp huyện; Lãnh đạo UBND, công chức chuyên môn, Công an, Quân sự, đoàn thể các xã, thị trấn; tuyên truyền viên pháp luật; hoà giải viên ở cơ sở… trên địa bàn huyện Châu Thành.  
 
Ngày 17/3/2023 Sở Tư pháp tỉnh Long An phối hợp UBND huyện Tân Hưng mở Hội nghị tập huấn tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân trong Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Ông Trần Văn Năm - Phó Giám đốc Sở Tư pháp, chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có Ông Lê Thành Yên - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hưng, cùng với sự có mặt của hơn 120 đại biểu là Lãnh đạo và công chức Phòng Tư pháp huyện Tân Hưng, thành viên Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật cấp huyện, Báo cáo viên pháp luật cấp huyện; Lãnh đạo UBND, công chức chuyên môn, Công an, Quân sự, đoàn thể các xã, thị trấn; tuyên truyền viên pháp luật; hoà giải viên ở cơ sở… trên địa bàn huyện Tân Hưng.  
 
Thực hiện Quyết định số 21/2021/QĐ-TTg ngày 21/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (sau đây gọi là Hội đồng) và Quyết định số 03/QĐ-HĐPH ngày 12/01/ 2022 của Chủ tịch Hội đồng trung ương ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng trung ương; nhằm đánh giá tình hình triển khai nhiệm vụ của Hội đồng các cấp và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) năm 2022; xác định phương hướng nhiệm vụ của Hội đồng trong năm 2023, Hội đồng trung ương tổ chức Phiên họp triển khai kế hoạch hoạt động năm 2023.  
 
Sáng ngày 16/3/2023, Trung tâm Trợ giúp Pháp lý Nhà nước tỉnh Long An (TGPLNN) phối hợp Hội Luật gia tỉnh, huyện, phòng Tư pháp và UBND xã Thanh Phú, huyện Bến Lức tổ chức buổi truyền thông về TGPL và phổ biến Nghị định 49/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức. Tham dự buổi truyền thông có hơn 30 đại biểu đại diện lãnh đạo xã và cán bộ đoàn thể, UBMTTQ của xã Thanh Phú.  
 
Nhằm ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh do vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi, an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng theo Công điện số 1030/CĐ-BNN-TY ngày 26/02/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ngày 15/3/2023, UBND ban hành văn bản (khẩn) số 1958/UBND-KTTC về việc tập trung triển khai nhanh, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Cúm gia cầm. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan theo chức năng và nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 1359/UBND-VHXH ngày 24/02/2023 về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh cúm gia cầm độc lực cao A (H5N1); đồng thời, tập trung triển khai nhanh, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Cúm gia cầm (CGC), cụ thể như sau:  
 
Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 - 2023 do Ban Thường vụ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, được phát động từ ngày 13/11/2021 đến ngày 31/8/2023.  
 
Ngày 15/02/2023, Bộ Công an phối hợp với Báo Nhân dân đồng tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết với chủ đề: "Bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở" nhằm tăng cường tuyên truyền chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an trong thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; khẳng định chủ chương xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy có ý nghĩa chiến lược, lâu dài trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở. Đồng thời tuyên truyền lan tỏa hình ảnh đẹp của người chiến sỹ Công an nhân dân với tinh thần "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ"; "Khi dân cần, khi dân khó có công an".  
 
Ngày 21/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 104/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công (sau đây viết tắt là Nghị định số 104/2022/NĐ-CP) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức triển khai quy định của Luật Cư trú số 68/2020/QH14 về việc Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hết giá trị sử dụng sau ngày 31/12/2022; đồng thời đẩy mạnh cải cách, nâng cao chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Cụ thể: Nghị định bỏ quy định về việc nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công thuộc nhiều lĩnh vực như việc làm, bảo hiểm y tế, giáo dục, y tế, đất đai, thuế, nhà ở xã hội, điện lực, nuôi con nuôi… thay vào đó, khi thực hiện thủ tục trên, công dân chỉ cần xuất trình một trong các loại giấy tờ chứng minh thông tin về cư trú1; Quy định về 04 phương thức khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.  
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Sở Tư pháp Long An tổ chức Hội nghị tập huấn tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Châu ThànhNewSở Tư pháp Long An tổ chức Hội nghị tập huấn tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Châu Thành
Ngày 23/3/2023 Sở Tư pháp tỉnh Long An phối hợp UBND huyện Châu Thành tổ chức Hội nghị tập huấn tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân trong Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Ông Trần Văn Năm -  Phó Giám đốc Sở Tư pháp, chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có Ông Nguyễn Văn Khải - Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, cùng với sự có mặt của hơn 120 đại biểu là Lãnh đạo và công chức Phòng Tư pháp huyện Châu Thành, thành viên Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật cấp huyện, Báo cáo viên pháp luật cấp huyện; Lãnh đạo UBND, công chức chuyên môn, Công an, Quân  sự, đoàn thể các xã, thị trấn; tuyên truyền viên pháp  luật; hoà  giải viên ở cơ sở… trên địa bàn huyện Châu Thành.

IMG_0358.JPG

Ông Trần Văn Năm - Phó Giám đốc Sở Tư pháp, phát biểu khai mạc Hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe Bà Lê Thị Lo -Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp - Báo cáo viên tỉnh triển khai đến các đại biểu nội dung cụ thể Quy định xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL; công tác đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn TCPL trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao; phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL trong Bộ tiêu chí phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; công tác đánh giá huyện đạt chuẩn TCPL trong Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới; thị xã, thành phố đạt chuẩn TCPL trong Bộ tiêu chí thị xã, thành phố đạt chuẩn đô thị văn minh, cùng nhiều nội dung khác có liên quan đến việc TCPL cho người dân trong tiến trình XDNTM.

IMG_0372.JPG

Bà Lê Thị Lo -Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp - Báo cáo viên tỉnh, triển khai các nội dung tập huấn tại Hội nghị 

Phát biểu tại Hội nghị, Ông Trần Văn Năm - Phó Giám đốc Sở Tư pháp nhấn mạnh: Nhằm triển  khai  thực  hiện  nghiêm  túc, đầy  đủ, hiệu  quả  Quyết  định  số:  25/2021/QĐ-TTg  ngày  22/7/2021  của  Thủ  tướng  Chính  phủ  quy  định  về  xã,  phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (TCPL), Thông tư số 09/2021/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định  về  xã, phường,  thị  trấn  đạt  chuẩn  tiếp  cận  pháp  luật,  gắn  với triển khai thực hiện có hiệu quả tiêu chí TCPL trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Cụ thể nội dung 04 và nội dung 05 - nội dung thành phần số 08 đó là: Tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hoà giải ở cơ sở, giải quyết hoà giải, mâu thuẫn ở khu vực nông thôn; nâng cao nhận thức thông tin về trợ giúp pháp lý (TGPL), tăng cường khả năng thụ hưởng về TGPL.  

IMG_0376.JPG

IMG_0386.JPG

Thông qua Hội nghị này, Báo cáo viên triển khai đến lực lượng nòng cốt, là người trực tiếp triển khai, phổ biến, quán triệt, thực hiện nhiệm vụ này ở cơ quan, đơn vị, địa phương để tổ chức triển khai, quán triệt, thực hiện tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình bằng các hình thức phù hợp, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương về vai trò, tầm quan trọng của quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với tiêu chí huyện nông thôn mới, xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 và tiêu chí thị xã, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc tiêu chí thị xã, thành phố đạt chuẩn đô thị văn minh, góp phần đảm bảo thực hiện đồng bộ, thống nhất, thực chất, hiệu quả trên địa bàn tỉnh;…./.

PBLA

 

 


23/03/2023 8:00 SAĐã ban hành
UBND tỉnh Long An chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định liên quan đến bỏ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấyNewUBND tỉnh Long An chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định liên quan đến bỏ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy
Thực hiện Công điện số 90/CĐ-TTg ngày 28/02/2023 của Chính phủ về việc chấn chỉnh thực hiện quy định liên quan đến bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy và Văn bản số 74/TB-VPCP ngày 14/3/2023 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp ngày 01/3/2023 về tình hình, kết quả triển khai thực hiện Luật Cư trú và Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/20222 của Chính phủ;

 Để triển khai thực hiện có hiệu quả việc khai thác thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các quy định liên quan đến bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy trong việc cung cấp dịch vụ công, thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh, tránh tình trạng yêu cầu công dân cung cấp Giấy xác nhận thông tin về cư trú (CT07), thông báo số định danh cá nhân và phôtô chứng thực Sổ hộ khẩu khi nộp hồ sơ xin việc, gây khó khăn, phiền hà cho công dân; ngày 22/3/2023, tại văn bản số 2272  /UBND-THKSTTHC, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện một số nội dung sau:

1. Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, các cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Kiến Tường, thành phố Tân An:

- Quán triệt toàn thể cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công và Công văn số 340/UBND-NCTCD ngày 12/01/2023 của UBND tỉnh về việc triển khai Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ.

- Chỉ đạo tất cả các công chức, viên chức làm việc tại bộ phận một cửa các cấp và các cơ quan, đơn vị giải quyết thủ tục hành chính cho người dân: khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công tuyệt đối không yêu cầu người dân nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy, Giấy xác nhận thông tin về cư trú mà tự khai thác thông tin về cư trú của công dân theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP. Khi thực hiện thủ tục hành chính và giao dịch với người dân, trong trường hợp có đầy đủ điều kiện để tra cứu thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu cán bộ, công chức, viên chức nào không thực hiện, tùy tiện yêu cầu công dân cung cấp giấy xác nhận thông tin cư trú (CT07), thông báo số định danh cá nhân, gây khó khăn, bức xúc cho người dân thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.

- Thông báo, niêm yết tài liệu tuyên truyền công khai tại bộ phận tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính để người dân biết việc không yêu cầu người dân xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy, Giấy xác nhận thông tin về cư trú khi thực hiện tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến.

  2. Các sở, ngành tham mưu công bố, công khai thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành, đặc biệt là các thủ tục hành chính có liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy hoặc các giấy tờ có yêu cầu xác nhận của địa phương nơi cư trú ngay sau khi các bộ, ngành có quyết định công bố; đồng thời xây dựng quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính để làm căn cứ xây dựng quy trình điện tử ngay khi trình công bố thủ tục hành chính.

3. Giao Sở Thông tin và Truyền thông:

-  Khẩn trương nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đáp ứng yêu cầu số hóa, lưu trữ, xử lý thông tin, dữ liệu điện tử theo quy định. Thường xuyên đồng bộ thông tin, dữ liệu thủ tục hành chính giữa hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh với cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, đảm bảo yêu cầu chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử.

- Phối hợp với Đài phát thanh và Truyền hình Long An tổ chức tuyên truyền đến toàn bộ người dân nội dung "không yêu cầu người dân xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy, Giấy xác nhận thông tin về cư trú khi thực hiện tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến";

4. Công an tỉnh và UBND cấp huyện thiết lập đường dây nóng của Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 cấp tỉnh, cấp huyện để tiếp nhận, giải quyết, xử lý các khó khăn, vướng mắc của công dân; bố trí cán bộ, phát huy Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VNeID mức 1 để sử dụng thực hiện tra cứu dịch vụ công.

 5. Giao Công an tỉnh - cơ quan thường trực Tổ công tác Đề án 06 tỉnh kịp thời tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình khai thác dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên địa bàn tỉnh; nêu rõ nguyên nhân và tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh các giải pháp khắc phục để gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấn chỉnh, xử lý./.

P.PBGDPL.STPLA

 


23/03/2023 8:00 SAĐã ban hành
Cuộc vận động "Cử tri hiến kế xây dựng quê hương Long An"Cuộc vận động "Cử tri hiến kế xây dựng quê hương Long An"
Nhằm mở rộng dân chủ, huy động trí tuệ, lắng nghe các ý tưởng, hiến kế của các tầng lớp Nhân dân về những giải pháp đổi mới, đột phá phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng chính quyền, góp phần để phát triển Long An ngày càng giàu mạnh. Qua đó, khơi dậy và phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần trách nhiệm, khát vọng, lòng yêu quê hương, tinh thần sáng tạo, đóng góp trí tuệ, tình cảm, tâm huyết của các tầng lớp Nhân dân vào sự phát triển của tỉnh Long An. Là nguồn tài liệu có giá trị đối với việc xây dựng tầm nhìn, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển của tỉnh Long An trong thời gian tới.

Thực hiện chương trình làm việc năm 2023, ngày 16/3/2023, Thường trực HĐND tỉnh ban hành Kế hoạch số 169/KH-HĐND về việc tổ chức cuộc vận động "Cử tri hiến kế xây dựng quê hương Long An" với chủ đề: "Long An: giàu - mạnh; Người dân: vui vẻ - hạnh phúc; Xã hội: an toàn - văn minh; Chính quyền: trong sạch - vững mạnh", theo đó: Cuộc vận động phải tạo hiệu ứng lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân trong và ngoài tỉnh và được duy trì thành kênh thông tin thường xuyên giữa Thường trực HĐND tỉnh với cử tri. Nội dung hiến kế mang tính xây dựng và không trái với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cuộc vận động phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức, lãng phí; được tổng kết, đánh giá hiệu quả theo định kỳ hàng năm. Cụ thể như sau:

 Đối tượng tham gia Cuộc vận động: Tất cả công dân Việt Nam đều được tham gia. Riêng thành viên Ban Tổ chức, Hội đồng Giám khảo, Tổ giúp việc không được tham gia Cuộc vận động này.

Nội dung hiến kế: Hiến kế ý tưởng, giải pháp thuộc lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh Long An về tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử, vị trí địa lý, con người, hướng tới mục tiêu, chủ đề: "Long An: giàu - mạnh; Người dân: vui vẻ - hạnh phúc; Xã hội: an toàn - văn minh; Chính quyền: trong sạch - vững mạnh".

Người tham gia hiến kế, đề xuất các ý tưởng, giải pháp có thể tập trung vào một hoặc nhiều lĩnh vực trong 03 lĩnh vực sau đây:

Lĩnh vực kinh tế: Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị. Nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác, kết nối vùng nhằm thu hút các nguồn lực để phát triển. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, công nghiệp gắn với chuyển đổi số. Chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển khoa học - công nghệ mang tính ứng dụng thực tiễn. Xây dựng hình ảnh Long An là điểm đến của đầu tư, du lịch. Các vấn đề khác về phát triển kinh tế…

Lĩnh vực văn hóa - xã hội:  Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử của tỉnh, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân gắn với xây dụng nông thôn mới. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại và hội nhập; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Cải thiện và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Xây dựng hình ảnh về đất nước, văn hóa, con người Long An thời kỳ phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các vấn đề khác về phát triển văn hóa - xã hội…

 Lĩnh vực xây dựng Đảng, chính quyền:  Phát huy vai trò, hiệu lực của Nhà nước pháp quyền; bộ máy nhà nước trách nhiệm, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực và hiệu quả...Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức hội đủ các yếu tố cần thiết (tâm - tầm - tài), đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.  Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Các vấn đề khác về xây dựng hình ảnh chính quyền thân thiện, văn minh…

Hình thức, yêu cầu của sản phẩm hiến kế: Hiến kế các ý tưởng, giải pháp thông qua đề tài, dự án; hoặc bài viết chính luận; hoặc tác phẩm văn học, đảm bảo có tính sáng tạo, đột phá, khả thi, hiệu quả. Thông tin cơ bản về tác giả hoặc nhóm tác giả gồm: Họ và tên, năm sinh, địa chỉ nơi cư trú hiện nay, số điện thoại, địa chỉ email.

Nội dung hiến kế được viết tay hoặc đánh máy bằng Tiếng Việt (phông chữ Time New Roman, cỡ chữ 14, ghi số trang), đóng bìa (kèm bản mềm, nếu có) và ghi rõ tiêu đề: Nội dung tham gia Cuộc vận động "Cử tri hiến kế xây dựng quê hương Long An".

Thể lệ tham gia hiến kế: Các hiến kế tham gia Cuộc vận động thuộc sở hữu của người tham gia. Cơ quan chức năng tỉnh Long An được quyền sử dụng các hiến kế đã đạt giải để đưa vào nghị quyết, quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển của tỉnh mà không bị xem là vi phạm bản quyền tác giả được ghi nhận, vinh danh.

Thời gian tổ chức Cuộc vận động: Cuộc vận động tổ chức từ năm 2023 và sẽ đánh giá để duy trì và phát huy thường xuyên hằng năm trong nhiệm kỳ 2021-2026:  Lễ phát động Cuộc vận động: Tổ chức trong tháng 4 năm 2023. Thời gian tiếp nhận sản phẩm hiến kế năm 2023: đến ngày 30/11/2023.

Hồ sơ tham gia hiến kế được gửi theo một trong các cách thức sau: Nộp trực tiếp tại Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh (số 28 Trương Công Xưởng, phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An).

Hoặc gửi theo đường bưu điện đến Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh (số 28 Trương Công Xưởng, phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An; thời gian nhận bài tính theo dấu bưu điện).

Hoặc gửi vào email: dbnd@longan.gov.vn

Hoặc truy cập Trang thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh theo địa chỉ: hdnd.longan.gov.vn / Banner "Hiến kế xây dựng quê hương Long An"

Hoặc truy cập vào địa chỉ nhandanhienke.longan.gov.vn  để gởi nội dung hiến kế.

Hội đồng giám khảo xem xét, đánh giá các sản phẩm hiến kế trong tháng 12 năm 2023. Công bố và trao giải thưởng Cuộc vận động vào cuối năm 2023…

Cơ cấu giải thưởng: Trong mỗi lĩnh vực hiến kế nêu trên, có cơ cấu giải thưởng như sau:

01 giải Nhất: Gồm biểu trưng, tiền thưởng 30 triệu đồng và được tặng Bằng khen của UBND tỉnh. Tối đa 02 giải Nhì: Gồm biểu trưng, tiền thưởng 20 triệu đồng mỗi giải và Bằng khen của UBND tỉnh. Tối đa 03 giải Ba: Gồm biểu trưng, tiền thưởng 10 triệu đồng mỗi giải và Bằng khen của UBND tỉnh. Tối đa 05 giải Khuyến khích: Gồm biểu trưng, giấy chứng nhận và tiền thưởng 5 triệu đồng mỗi giải.

Ngoài ra, tùy vào chất lượng, tính toàn diện của phạm vi hiến kế, Hội đồng Giám khảo sẽ xem xét chọn 01 giải đặc biệt gồm biểu trưng, tiền thưởng 50 triệu đồng và Bằng khen của UBND tỉnh…/.

169_KH-HĐND_16-03-2023_KẾ HOẠCH TO CHUC CUOC THI.pdf

P.PBGDPL.STPLA


23/03/2023 8:00 SAĐã ban hành
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương tổ chức Phiên họp triển khai Kế hoạch hoạt động năm 2023 củaHội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương tổ chức Phiên họp triển khai Kế hoạch hoạt động năm 2023 của
Thực hiện Quyết định số 21/2021/QĐ-TTg ngày 21/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (sau đây gọi là Hội đồng) và Quyết định số 03/QĐ-HĐPH ngày 12/01/ 2022 của Chủ tịch Hội đồng trung ương ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng trung ương; nhằm đánh giá tình hình triển khai nhiệm vụ của Hội đồng các cấp và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) năm 2022; xác định phương hướng nhiệm vụ của Hội đồng trong năm 2023, Hội đồng trung ương tổ chức Phiên họp triển khai kế hoạch hoạt động năm 2023.

Phiên họp được tổ chức vào 14h00 ngày 16/3/2023 (thứ Năm) tại Phòng họp Văn phòng Chính phủ.
Phiên họp do đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Hội đồng trung ương chủ trì, với sự tham dự của các Thành viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan, tổ chức ở trung ương; các Thành viên Tổ thư ký của Hội đồng và đại diện một số cơ quan báo chí dự, ghi hình, đưa tin.  
Chương trình Phiên họp như sau:
-         Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
-         Công bố Quyết định của Chủ tịch Hội đồng kiện toàn Danh sách thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương
-         Phát biểu khai mạc Phiên họp của đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng
-         Trình bày Báo cáo tóm tắt về tình hình hoạt động Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng năm 2023
-         Tham luận, thảo luận của các Thành viên Hội đồng
-         Phát biểu kết luận Phiên họp của đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng.
 
Đánh giá chung về kết quả hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL năm 2022
Trong năm 2022, sau khi kiện toàn về tổ chức theo Quyết định số 21/2021/QĐ-TTg, Hội đồng các cấp tổ chức hoạt động với nhiều hình thức đa dạng, thường xuyên hơn. Nhiều nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng trung ương theo Kế hoạch hoạt động năm 2022 và Thông báo kết luận số 45/TB-VPCP của Chủ tịch Hội đồng trung ương đã được các thành viên chủ động tổ chức thực hiện. Các Thành viên Hội đồng đã trách nhiệm, chủ động hơn trong tham gia các hoạt động của Hội đồng (tham gia Phiên họp, cho ý kiến về dự thảo văn bản, tham gia Đoàn kiểm tra của Hội đồng…). Bộ Tư pháp, Cơ quan Thường trực Hội đồng trung ương đã phát huy rõ hơn vai trò làm đầu mối nắm bắt thông tin, gắn kết, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, địa phương. Tổ chức thành công chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022, trong đó điểm nhấn là Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật góp phần khẳng định, tôn vinh các giá trị, vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Hiến pháp, pháp luật trong đời sống xã hội. Các hoạt động kiểm tra của Hội đồng trung ương được chủ động thực hiện, có sự tham gia của nhiều đồng chí thành viên Hội đồng trung ương. Một số đồng chí thành viên Hội đồng đã tích cực tham gia hoạt động của Hội đồng. Thông qua hoạt động kiểm tra của Hội đồng trung ương, các bộ, ngành, địa phương được kiểm tra đã có sự chuyển biến trong nhận thức và đã có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn đến công tác PBGDPL. Kết quả hoạt động của Hội đồng đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò, tầm quan trọng của công tác PBGDPL; tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL; đảm bảo quyền được thông tin pháp luật, nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước và tăng cường quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật.
Một số nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng năm 2023
Ngày 09/11/2022, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới, trong đó khẳng định quan điểm: Bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; lấy con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước. Đến năm 2030, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội. Thực hiện mục tiêu, quan điểm này, Nghị quyết số 27-NQ-TW xác định nhiệm vụ: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về Hiến pháp và pháp luật, về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tiếp tục đổi mới công tác PBGDPL.
Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong năm 2023, Hội đồng trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Một là, thực hiện các giải pháp nhằm phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng trong chỉ đạo, triển khai công tác PBGDPL; tăng cường hoạt động phối hợp giữa Cơ quan thường trực Hội đồng trung ương với các thành viên Hội đồng. Tham mưu các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL, nhất là cho đối tượng đặc thù, yếu thế, trong đó xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”. Khẩn trương ban hành Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về kinh phí bảo đảm cho công tác PBGDPL; có giải pháp khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia, đóng góp vào công tác PBGDPL.
Hai là, chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện hoạt động truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được giao trong năm 2023 theo Quyết định số 407/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trọng tâm là các dự thảo luật trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội. Các bộ, ngành cần chủ động ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch truyền thông dự thảo chính sách do bộ, ngành mình chủ trì soạn thảo.
Ba là, chỉ đạo thực hiện tổng kết 10 năm thi hành Hiến pháp năm 2013 gắn với việc đổi mới, đa dạng nội dung, hình thức tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023, chú trọng các hoạt động hướng về cơ sở, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn. Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở; tổ chức Hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV. Hội thi là sự kiện điểm nhấn hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023 nhằm thực hiện chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Bốn là, chỉ đạo việc xây dựng và ban hành khung tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL; theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các Đề án và các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1521/QĐ-TTg phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW. Tổ chức thực hiện đánh giá thí điểm hiệu quả công tác PBGDPL tại các bộ, ngành, địa phương thuộc phạm vi thí điểm của Đề án 979 về “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL”, đồng thời thực hiện hiệu quả Đề án 977 về “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”.
Năm là, chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động PBGDPL trong nhà trường và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; khảo sát, kiểm tra thực trạng công tác này. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; chỉ đạo cập nhật thông tin trên Cổng Thông tin điện tử PBGDPL quốc gia. Đổi mới, đa dạng hóa hình thức tiếp cận pháp luật cho người dân; phát huy vai trò của các phương tiện truyền thông, báo chí trong PBGDPL.
Sáu là, tổ chức các Đoàn kiểm tra của Hội đồng trung ương tại các bộ, ngành, địa phương, tập trung vào những nội dung còn nhiều tồn tại, hạn chế, vướng mắc; nâng cao vai trò chủ động tham mưu, phát hiện các vấn đề trong công tác PBGDPL của Bộ Tư pháp, Cơ quan thường trực Hội đồng và Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng.
Theo https://pbgdpl.moj.gov.vn/


20/03/2023 10:00 SAĐã ban hành
Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Tân HưngSở Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Tân Hưng
Ngày 17/3/2023 Sở Tư pháp tỉnh Long An phối hợp UBND huyện Tân Hưng mở Hội nghị tập huấn tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân trong Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Ông Trần Văn Năm -  Phó Giám đốc Sở Tư pháp, chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có Ông Lê Thành Yên - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hưng, cùng với sự có mặt của hơn 120 đại biểu là Lãnh đạo và công chức Phòng Tư pháp huyện Tân Hưng, thành viên Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật cấp huyện, Báo cáo viên pháp luật cấp huyện; Lãnh đạo UBND, công chức chuyên môn, Công an, Quân  sự, đoàn thể các xã, thị trấn; tuyên truyền viên pháp  luật; hoà  giải viên ở cơ sở… trên địa bàn huyện Tân Hưng.

IMG_0322.JPG

Ông Trần Văn Năm - Phó Giám đốc Sở Tư pháp, phát biểu khai mạc Hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe Bà Lê Thị Lo -Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp - Báo cáo viên tỉnh triển khai đến các đại biểu nội dung cụ thể Quy định xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL; công tác đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn TCPL trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao; phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL trong Bộ tiêu chí phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; công tác đánh giá huyện đạt chuẩn TCPL trong Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới; thị xã, thành phố đạt chuẩn TCPL trong Bộ tiêu chí thị xã, thành phố đạt chuẩn đô thị văn minh, cùng nhiều nội dung khác có liên quan đến việc TCPL cho người dân trong tiến trình XDNTM.

IMG_0326.JPG

Bà Lê Thị Lo -Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp - Báo cáo viên tỉnh, triển khai các nội dung tập huấn tại Hội nghị 

Phát biểu tại Hội nghị, Ông Trần Văn Năm - Phó Giám đốc Sở Tư pháp nhấn mạnh: Nhằm triển  khai  thực  hiện  nghiêm  túc, đầy  đủ, hiệu  quả  Quyết  định  số:  25/2021/QĐ-TTg  ngày  22/7/2021  của  Thủ  tướng  Chính  phủ  quy  định  về  xã,  phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (TCPL), Thông tư số 09/2021/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định  về  xã, phường,  thị  trấn  đạt  chuẩn  tiếp  cận  pháp  luật,  gắn  với triển khai thực hiện có hiệu quả tiêu chí TCPL trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Cụ thể nội dung 04 và nội dung 05 - nội dung thành phần số 08 đó là: Tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hoà giải ở cơ sở, giải quyết hoà giải, mâu thuẫn ở khu vực nông thôn; nâng cao nhận thức thông tin về trợ giúp pháp lý (TGPL), tăng cường khả năng thụ hưởng về TGPL.  

IMG_0312.JPG

Quang cảnh Hội Nghị

Thông qua Hội nghị này, Báo cáo viên triển khai đến lực lượng nòng cốt, là người trực tiếp triển khai, phổ biến, quán triệt, thực hiện nhiệm vụ này ở cơ quan, đơn vị, địa phương để tổ chức triển khai, quán triệt, thực hiện tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình bằng các hình thức phù hợp, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương về vai trò, tầm quan trọng của quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với tiêu chí huyện nông thôn mới, xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 và tiêu chí thị xã, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc tiêu chí thị xã, thành phố đạt chuẩn đô thị văn minh, góp phần đảm bảo thực hiện đồng bộ, thống nhất, thực chất, hiệu quả trên địa bàn tỉnh;…./.

Phan Đức Bộ

 


20/03/2023 10:00 SAĐã ban hành
Trung tâm Trợ giúp Pháp lý Nhà nước tỉnh Long An tổ chức buổi truyền thông về trợ giúp pháp lý và các Quy định về tái hòa nhập cộng đồngTrung tâm Trợ giúp Pháp lý Nhà nước tỉnh Long An tổ chức buổi truyền thông về trợ giúp pháp lý và các Quy định về tái hòa nhập cộng đồng
Sáng ngày 16/3/2023, Trung tâm Trợ giúp Pháp lý Nhà nước tỉnh Long An (TGPLNN) phối hợp Hội Luật gia tỉnh, huyện, phòng Tư pháp và UBND xã Thanh Phú, huyện Bến Lức tổ chức buổi truyền thông về TGPL và phổ biến Nghị định 49/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức. Tham dự buổi truyền thông có hơn 30 đại biểu đại diện lãnh đạo xã và cán bộ đoàn thể, UBMTTQ của xã Thanh Phú.

z4196040899551_50f4c9a89f83e079da24f6fe5b247d4c.jpg

 Ông Lê Trung Trực – Giám đốc Trung tâm TGPLNN tỉnh Long An trình bày nội dung cơ bản về Luật TGPL

Ông Lê Trung Trực - Giám đốc Trung tâm TGPLNN tỉnh Long An trình bày nội dung cơ bản về Luật TGPL, những văn bản dưới luật về thực hiện công tác TGPL. Đặc biệt ông cũng triển khai nội dung quy định người khuyết tật có khó khăn về tài chính được trợ giúp pháp lý. Theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý 2017, Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật TGPL thì điều kiện khó khăn về tài chính của người được TGPL là người thuộc hộ cận nghèo hoặc là người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, các đối tượng người khuyết tật là người có công với cách mạng; người khuyết tật là người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật là trẻ em; người khuyết tật là người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cũng là đối tượng được TGPL miễn phíÔng cũng hướng dẫn để người thuộc đối tượng TGPL lý tiếp cận với chính sách thụ hưởng TGPL.

z4196040415536_44f8042fb8851e96f17492800764b490.jpg

Tại buổi truyền thông, Ông Lâm Khôi - Phó Chủ tich Hội Luật gia tỉnh và ông Nguyễn Văn Bưng - Ủy viên Thường vụ Hội Luật gia tỉnh cũng trình bày chi tiết Nghị định 49/2020/NĐ-CP về thi hành án hình sự và chính sách tái hòa nhập cộng đồng của người thi hành xong án phạt tù về sinh sống tại các địa bàn.

Được biết, xã Thanh Phú là xã nông thôn mới nâng cao của tỉnh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày một phát triển. Việc tiếp cận với pháp luật của nhân dân nói chung và người thuộc nhóm đối tượng được TGPL nói riêng được chính quyền và các hội đoàn thể của xã hết sức quan tâm.

Tâm An-Trung tâm TGPLNN tỉnh


17/03/2023 3:00 CHĐã ban hành
UBND tỉnh chỉ đạo tập trung triển khai nhanh, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Cúm gia cầmUBND tỉnh chỉ đạo tập trung triển khai nhanh, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Cúm gia cầm
Nhằm ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh do vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi, an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng theo Công điện số 1030/CĐ-BNN-TY ngày 26/02/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ngày 15/3/2023, UBND ban hành văn bản (khẩn) số 1958/UBND-KTTC về việc tập trung triển khai nhanh, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Cúm gia cầm. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan theo chức năng và nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 1359/UBND-VHXH ngày 24/02/2023 về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh cúm gia cầm độc lực cao A (H5N1); đồng thời, tập trung triển khai nhanh, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Cúm gia cầm (CGC), cụ thể như sau:

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Chỉ đạo rà soát, phối hợp cơ quan chuyên môn Sở Nông nghiệp và PTNT  tổ chức tiêm vắc xin CGC bổ sung cho đàn gia cầm mới phát sinh và chưa được tiêm phòng, bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 80% tổng đàn có nguy cơ; đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng miễn phí vắc xin Cúm gia cầm đợt 1/2023 theo văn bản triển khai số 1171/SNN-CCCNTYTS ngày 20/02/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT.

Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; thường xuyên vệ sinh, sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh; tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng bệnh CGC cho đàn gia cầm; chủ động giám sát gia cầm có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tuyệt đối không buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác gia cầm, chất thải chưa qua xử lý ra môi trường.

Phối hợp với ngành thú y thực hiện giám sát chủ động, lấy mẫu của gia cầm có dấu hiệu mắc bệnh, nghi mắc bệnh CGC, gia cầm tại các địa bàn có nguy cơ cao (địa phương giáp biên giới, các điểm, cơ sở buôn bán, tập kết gia cầm, cơ sở giết mổ, cơ sở tiêu hủy gia cầm,...) để xét nghiệm xác định nguyên nhân gây bệnh nhằm kịp thời cảnh báo, xử lý, tiêu hủy đàn gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh, dương tính với vi rút CGC A/H5N1, A/H5N6, A/H5N8,... theo quy định.

Chỉ đạo các lực lượng tăng cường kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm những trường hợp vận chuyển, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, không đúng nơi quy định trên địa bàn. Tăng cường truyền thông để người dân không tham gia vào hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới.

Thực hiện rà soát, củng cố hệ thống mạng lưới thú y cơ sở nhằm tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, tiếp nhận, xử lý thông tin về dịch bệnh và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên động vật trên địa bàn.

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Tập trung chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh CGC; tổ chức xây dựng và triển khai kế hoạch giám sát chủ động, lấy mẫu của gia cầm có dấu hiệu mắc bệnh, nghi mắc bệnh CGC; bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng.

Hướng dẫn thú y cơ sở, người chăn nuôi thường xuyên theo dõi đàn gia cầm, chủ động tiêm phòng Cúm gia cầm cho đàn vật nuôi, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh phòng dịch.

Khẩn trương hoàn thiện, trình phê duyệt và nhanh chóng hướng dẫn triển khai thực hiện các kế hoạch truyền thông, khử trùng tiêu độc và phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn năm 2023 (trong đó ưu tiên triển khai nhanh Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm năm 2023); phối hợp với các địa phương củng cố và hướng dẫn, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho mạng lưới thú y cơ sở.

Tổ chức thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch tại gốc; phối hợp địa phương kiểm soát chặt chẽ xử lý nghiêm những trường hợp vận chuyển, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, không đúng nơi quy định trên địa bàn.

Báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình dịch bệnh qua Hệ thống thông tin dịch bệnh động vật trực tuyến (VAHIS) theo đúng quy định hiện hành; tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm  các trường hợp không báo cáo, giấu dịch, làm lây lan dịch bệnh.

Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu có liên quan với ngành y tế về tình hình bệnh Cúm gia cầm và những bệnh trên động vật truyền lây sang người.

Sở Nông nghiệp và PTNT thường xuyên tổng hợp tình hình, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, chỉ đạo kịp thời.

Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cho người chăn nuôi về diễn biến tình hình dịch bệnh; thường xuyên thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi; chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho GSGC nhất là đối với bệnh Cúm gia cầm. Tăng cường công tác truyền thông nguy cơ về các dịch bệnh nguy hiểm xâm nhiễm từ nước ngoài thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật đặc biệt là gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép vào Việt Nam.

Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tỉnh (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh): Đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh. Phối hợp với UBND các huyện, thị xã vùng biên giới tổ chức ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật qua khu vực biên giới của tỉnh. Phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu có liên quan với ngành nông nghiệp; phối hợp chỉ đạo tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh: Chỉ đạo lực lượng Bộ đội biên phòng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của các sở, ngành và chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn nhập lậu GSGC, sản phẩm GSGC trên tuyến biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở,…; đồng thời, tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới về tác hại của việc vận chuyển, kinh doanh GSGC, sản phẩm GSGC nhập khẩu trái phép để người dân hiểu, không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu.

UBND tỉnh  yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành nêu trên, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan khẩn trương phối hợp triển khai thực hiện./.

PBLA


15/03/2023 4:00 CHĐã ban hành
UBND tỉnh Long An chỉ đạo tham gia hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 - 2023UBND tỉnh Long An chỉ đạo tham gia hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 - 2023
Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 - 2023 do Ban Thường vụ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, được phát động từ ngày 13/11/2021 đến ngày 31/8/2023.

file kèm.pdf 

Ngày 09/3/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản số 1742  /UBND-VHXH về việc tham gia hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023. Theo đó:

Ủy ban nhân  tỉnh giao các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc nhằm đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An, Tạp chí Văn nghệ tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức về Giải và Thể lệ Giải báo chí toàn quốc (gửi kèm văn bản trên của Ban Tổ chức file kèm.pdf), tạo sự quan tâm, hưởng ứng của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân nhân trong tỉnh.

Về loại hình, tác phẩm báo chí tham dự Giải gồm: báo in, báo điện tử (không gồm video clip), phát thanh, truyền hình, đảm bảo tính khách quan, chân thực, chính xác, có tính thuyết phục, định hướng dư luận cao; có tác động tích cực phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; được đăng, phát trên các loại hình báo chí do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép, bảo đảm đúng quy định về thời gian đăng, phát của Ban Tổ chức Giải và không nằm trong các tác phẩm đã đoạt Giải báo chí quốc gia.

Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 - 2023 tổ chức nhằm phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy vai trò của nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;…

PBLA

 


13/03/2023 4:00 CHĐã ban hành
Long An phát động Hưởng ứng Cuộc thi viết với chủ đề: "Bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở"Long An phát động Hưởng ứng Cuộc thi viết với chủ đề: "Bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở"
Ngày 15/02/2023, Bộ Công an phối hợp với Báo Nhân dân đồng tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết với chủ đề: "Bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở" nhằm tăng cường tuyên truyền chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an trong thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; khẳng định chủ chương xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy có ý nghĩa chiến lược, lâu dài trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở. Đồng thời tuyên truyền lan tỏa hình ảnh đẹp của người chiến sỹ Công an nhân dân với tinh thần "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ"; "Khi dân cần, khi dân khó có công an".

Ngày 01/3/2023, Công an tỉnh Long An ban hành văn bản số 426/CAT-PV01 về việc tuyên truyền hưởng ứng cuộc thi với chủ đề: "Bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở". Theo đó, Công an tỉnh Long An xin trân trọng thông báo phát động đến toàn thể cán bộ chiến sỹ Công an, nhà báo, phóng viên, cộng tác viên, cán bộ, đảng viên và Nhân dân nắm, hưởng ứng và tích cực tham gia, ủng hộ cuộc thi nêu trên với nhiều tác phẩm chất lượng, ý nghĩa.

Cuộc thi là dịp để các nhà báo chuyên nghiệp, các cây bút trong và ngoài ngành Công an, cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia viết các tác phẩm dự thi dưới các góc nhìn đa chiều, phản ánh trung thực, sinh động về hình tượng người chiến sỹ CAND tại cơ sở với sự mưu trí, dũng cảm, nỗ lực vượt khó, vì Nhân dân phục vụ. Đồng thời, kịp thời phát hiện, cổ vũ những nhân tố tích cực, các mô hình hay, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Sáu điều Bác Hồ dạy CAND trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ ANTT, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc của Nhân dân...

Các tác phẩm tham gia Cuộc thi viết được quy định là các tác phẩm báo chí điện tử; các bài viết được đăng trên Cổng/Trang Thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước từ ngày 01/3/2023 đến hết ngày 29/02/2024.

Địa chỉ nhận tác phẩm: Cổng thông tin điện tử Bộ Công an (số 44, Yết Kiêu, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; điện thoại 0979.822.628; 0945.422.009) hoặc Ban Chính trị - Xã hội, Báo Nhân Dân (số 71, Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội).

Bộ Công an và Công an tỉnh Long An đã mở chuyên mục riêng về Cuộc thi viết trên Cổng /Trang thông tin điện tử (địa chỉ: https://bocongan.gov.vn và https://congan.longan.gov.vn ) để đăng tải các nội dung liên quan về Cuộc thi như Kế hoạch tổ chức, thể lệ, quy định nội dung tác phẩm, tiêu chuẩn điều kiện dự thi, cách thức tham dự, gửi bài.

Bài tham gia dự thi của cán bộ, chiến sỹ và Nhân dân có thể gửi về hộp thư điện tử Banthukybientap44@gmail.com để được xem xét, duyệt đăng trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an hoặc tobientap.conganlongan@gmail.com để đăng trên Trang thông tin điện tử Công an tỉnh./.

PBLA

 


13/03/2023 11:00 SAĐã ban hành
Long An triển khai Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủLong An triển khai Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ
Ngày 21/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 104/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công (sau đây viết tắt là Nghị định số 104/2022/NĐ-CP) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức triển khai quy định của Luật Cư trú số 68/2020/QH14 về việc Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hết giá trị sử dụng sau ngày 31/12/2022; đồng thời đẩy mạnh cải cách, nâng cao chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Cụ thể: Nghị định bỏ quy định về việc nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công thuộc nhiều lĩnh vực như việc làm, bảo hiểm y tế, giáo dục, y tế, đất đai, thuế, nhà ở xã hội, điện lực, nuôi con nuôi… thay vào đó, khi thực hiện thủ tục trên, công dân chỉ cần xuất trình một trong các loại giấy tờ chứng minh thông tin về cư trú1; Quy định về 04 phương thức khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Để đảm bảo Nghị định số 104/2022/NĐ-CP được triển khai, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi, giảm phiền hà cho công dân trong thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự,  ngày 11/01/2023, tại văn bản số 340  /UBND-NCTCD, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo như sau:

Đối với các sở, ban, ngành và đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của Nghị định số 104/2022/NĐ-CP trong cơ quan, đơn vị, lĩnh vực công tác, địa bàn phụ trách. Trong đó tập trung các nội dung:

- Khẩn trương hoàn thành ngay việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, thủ tục hành chính có quy định việc xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự để đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới theo yêu cầu tại Công văn số 9959/UBND-NCTCD ngày 26/10/2022 của UBND tỉnh. Rà soát, tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, công bố các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của địa phương, trong đó nghiên cứu cắt giảm, tái cấu trúc lại quy trình giải quyết đối với các thủ tục hành chính sử dụng 04 phương thức khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; việc yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình giấy tờ chứng minh thông tin về cư trú thực hiện theo quy định tại tiết 2, khoản 3, Điều 14, Nghị định số 104/2022/NĐ-CP.

- Chỉ đạo triển khai bảo đảm đúng theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP; không được yêu cầu công dân xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú trong giải quyết thủ tục hành chính và giao dịch dân sự sau ngày 31/12/2022; cơ quan, đơn vị, địa phương nào thực hiện không đúng quy định, gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND tỉnh.

Giao Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền, phổ biến về Nghị định số 104/2022/NĐ-CP trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Phối hợp với các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tập trung tuyên truyền về quy định Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hết giá trị sử dụng sau ngày 31/12/2022 và việc sử dụng các phương thức thay thế trong thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự để người dân biết, thực hiện, giám sát.

Giao Sở Tư pháp phối hợp Công an tỉnh hướng dẫn các Phòng công chứng trên địa bàn tỉnh áp dụng 07 phương thức sử dụng thông tin thay thế Sổ hộ khẩu trong quá trình hoạt động tạo điều kiện thuận lợi, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân.

* Công an tỉnh: Phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cử báo cáo viên tuyên truyền về Đề án 06 và các biện pháp, phương thức khai thác, sử dụng thông tin công dân trên thẻ CCCD gắn chíp hoặc trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thay cho việc xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Đồng thời chỉ đạo Công an cơ sở đảm bảo việc thu nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân, tài khoản định danh điện tử, Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, xác nhận thông tin về cư trú cho công dân theo quy định./.

340_UBND-NCTCD_12-01-2023_10- 1 CV UBND triển khai Nghị định 104.signed.pdf

P.PBGDPL.STPLA


10/03/2023 8:00 SAĐã ban hành
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tuyên truyền về chuyển đổi số trên địa bàn năm 2023UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tuyên truyền về chuyển đổi số trên địa bàn năm 2023
Nhằm góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng, phát triển đô thị thông minh, phát triển doanh nghiệp công nghệ số trong bối cảnh tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ngày 08/3/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 579/KH-UBND tuyên truyền về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Long An năm 2023. Theo đó:

Đối tượng tuyên truyền: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các sở, ngành tỉnh, UBND các cấp.

Nội dung tuyên truyền: Quán triệt nội dung trọng tâm của các văn bản pháp luật, nghị quyết, chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh về chuyển đổi số, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng, phát triển đô thị thông minh, phát triển doanh nghiệp công nghệ số. Tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản trong bảo đảm an toàn thông tin khi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, chính quyền số, đô thị thông minh. Tuyên truyền, quán triệt toàn thể cán bộ, công chức, viên chức quan tâm nghiên cứu, am hiểu, tích cực khai thác và chủ động hướng dẫn cho người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, nền tảng số, dịch vụ số do cơ quan nhà nước cung cấp (đặc biệt là Nền tảng công dân số "Long An Số", Kênh Zalo "Chuyển đổi số quốc gia", Kênh Zalo "Chính quyền số tỉnh Long An"). Tuyên truyền nâng cao nhận thức về mục tiêu, vai trò, tầm quan trọng của phát triển doanh nghiệp công nghệ số, chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong phát triển kinh tế của tỉnh; tích cực sử dụng các sản phẩm "Made in Viet Nam" của doanh nghiệp công nghệ số.

Thời gian thực hiện: Tuyên truyền thường xuyên trong năm.

Hình thức thực hiện: Các sở, ngành tỉnh, UBND cấp huyện lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp, hiệu quả (thông qua sinh hoạt đầu tuần, tổ chức hội nghị, hội thảo tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các ứng dụng nội bộ của ngành, cơ quan...).

UBND tỉnh yêu cầu nội dung tuyên truyền tập trung vào các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi số, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng, phát triển đô thị thông minh, phát triển doanh nghiệp công nghệ số; giới thiệu cụ thể các nền tảng số, hệ thống ứng dụng, dịch vụ công trực tuyến phục vụ cho người dân và doanh nghiệp. Tuyên truyền rộng rãi, phong phú nhiều nội dung, bằng nhiều hình thức, phù hợp với từng đối tượng tuyên truyền, đồng thời, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí;…

PBLA

 


09/03/2023 10:00 SAĐã ban hành
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được quan tâm, triển khai toàn diện tại Bộ Công ThươngCông tác phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được quan tâm, triển khai toàn diện tại Bộ Công Thương
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã được Bộ Công Thương chú trọng triển khai, đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng trong việc nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức ngành Công Thương và Nhân dân.

1. Bộ Công Thương đã triển khai toàn diện các lĩnh vực công tác, bám sát nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương, kịp thời cụ thể hóa các định hướng lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước tại Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-KL/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân và Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 80-KL/TW trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-BCT về việc nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật và hiệu quả thi hành pháp luật ngành Công Thương; Kế hoạch PBGDPL hằng năm, Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam tạo cơ sở pháp lý để các đơn vị trực thuộc, các địa phương chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện.
 
2. Hằng năm, Bộ Công Thương đã xác định nội dung PBGDPL trọng tâm gắn với lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin, tìm hiểu pháp luật của người dân, doanh nghiệp, yêu cầu quản lý nhà nước của ngành. Nhiều hình thức PBGDPL đã được triển khai, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn và điều kiện thực tế như: Đăng tải thông tin pháp luật trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ; tập huấn quy định của pháp luật Việt Nam và nội dung chủ yếu của một số Hiệp định có liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành cho công chức trong ngành và doanh nghiệp; hỗ trợ giải đáp vướng mắc liên quan đến pháp luật chuyên ngành qua văn bản, thư điện tử và đặc biệt là qua đường dây nóng. Bộ đã chú trọng truyền thông chính sách pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có những tin, bài bằng tiếng Anh về các lĩnh vực được dư luận xã hội quan tâm (bảo vệ môi trường…).

Việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác PBGDPL được thực hiện thông qua việc xây dựng và duy trì Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, Trang thông tin điện tử của Tổng cục Quản lý thị trường, Trang thông tin pháp luật Công Thương và Trang thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ Công Thương. Trong đó có các chuyên mục đăng tải dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành, các bài viết thuộc lĩnh vực chuyên môn.
3. Ngày Pháp luật Việt Nam đã trở thành sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng, huy động được sự tham gia của các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành Công Thương với nhiều hình thức đa dạng. Hàng năm, Bộ trưởng Bộ Công Thương ký Quyết định ban hành Kế hoạch hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” nhằm quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Công Thương hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Qua đó, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương đã phát động nhiều chương trình, chủ đề… để hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cùng với việc triển khai các nhiệm vụ của từng đơn vị. Trong các tháng cao điểm triển khai hưởng ứng thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam, ngoài việc thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật theo Kế hoạch, trụ sở cơ quan Bộ và các đơn vị trong Bộ đã treo các khẩu hiệu tuyên truyền ý thức thượng tôn pháp luật để công chức, viên chức và người lao động biết, thực hiện. Trong những năm gần đây, nhân Ngày Pháp luật Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã gửi thư chúc mừng và biểu dương những thành tựu đã đạt được trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật và thực thi pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành Công Thương.

Ngoài ra, ngày 09 tháng 11 hàng năm, Bộ Công Thương đều tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong cơ quan Bộ Công Thương. Theo đó, Ngày Pháp luật đã trở thành sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng; được thực hiện đồng bộ, thống nhất, huy động được sự tham gia, phối hợp, sự hưởng ứng nhiệt tình của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong toàn ngành Công Thương; góp phần quan trọng trong chuyển biến ý thức tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đáp ứng yêu cầu triển khai các nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, nâng cao văn hóa pháp lý cho mỗi cá nhân trong cộng đồng.
4. Đối với việc thực hiện Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” (ban hành kèm theo Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ), Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Đề án trong toàn ngành. Các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công Thương ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, đều đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Công Thương để lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân; đồng thời có văn bản gửi các Bộ ngành, tổ chức có liên quan để lấy ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo. Đồng thời, Bộ cũng tổ chức các hội nghị, tọa đàm để trao đổi, thông tin về dự thảo chính sách tới các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan đến chính sách để tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị phục vụ quá trình xây dựng chính sách.
 
5. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tượng đặc thù luôn được Bộ Công Thương chú trọng và quan tâm, đặc biệt, trong công tác lãnh đạo, các đơn vị nơi địa bàn có người dân tộc thiểu số sinh sống, tạo điều kiện, có chính sách phát triển và đào tạo các công chức làm việc tại các địa bàn có người dân tộc thiểu số, qua đó, các công chức hiểu và sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số, nhằm xây dựng đội ngũ có thể thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tới cộng đồng người dân tộc thiểu số đang sinh sống và làm việc trên địa bàn. Để đáp ứng nhiệm vụ được giao và phù hợp với tình hình dân cư và vị trí địa lý tại địa bàn đặc thù có người dân tộc thiểu số sinh sống, một số Cục Quản lý thị trường các tỉnh như Phú Thọ, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Quảng Trị.... đã chú trọng cử công chức tham gia học tiếng dân tộc thiểu số. Theo khả năng sử dụng tiếng dân tộc thiểu số và năng lực, kinh nghiệm của công chức, các đơn vị đã có sử dụng công chức vào việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số. Qua đó, xây dựng được một số công chức nhất định thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật tới cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn, giúp cộng đồng dân tộc thiểu số tiếp cận và hiểu biết hơn về chính sách, quy định pháp luật của Đảng, Nhà nước. Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị tại vùng dân tộc thiểu số tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho công chức để PBGDPL cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn.

6. Giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ được chú trọng. Căn cứ vào kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm và chương trình giảng dạy chính trị pháp luật đối với học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, vào đầu năm học, sinh viên mới nhập trường đều được nhà trường tuyên truyền, phổ biến pháp luật “tuần sinh hoạt công dân” trước khi vào học tập chính thức. Hàng năm đội ngũ giảng viên giảng dạy chính trị pháp luật đều được bồi dưỡng, cập nhật các văn bản mới về chính sách pháp luật của nhà nước để chủ động đưa vào chương trình giảng dạy cho sinh viên… Ngoài ra, nhiều trường đã có sự áp dụng đa dạng hình thức phổ biến, giáo dục đa dạng như tuyên truyền qua website, trang thông tin nội bộ, kênh truyền hình nội bộ, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, mời chuyên gia và phối hợp với các cơ quan, đoàn thể để tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặc biệt ứng dụng khoa học, công nghệ và kỹ thuật vào việc phổ biến pháp luật, trong đó có hình thức phổ biến qua fanpage trên mạng xã hội và kênh truyền hình,… và đã đạt được kết quả phổ biến pháp luật tới 100% sinh viên nhà trường.

Những kết quả tích cực trên đã phát huy hiệu quả trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ các quy định cũng như tuân thủ quy định trong hoạt động sản xuất trong nước trong quá trình hội nhập. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã làm chuyển biến đáng kể nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho các tầng lớp nhân dân. Thông qua tuyên truyền, phổ biến giáo dục đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân; tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân chủ động cập nhật thông tin, có xử lý đúng pháp luật trong hoạt động kinh tế. Như vậy, công tác PBGDPL của Bộ Công Thương đã đóng góp vào kết quả chung của công tác đưa pháp luật vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức tôn trọng, tuân theo pháp luật của người dân và doanh nghiệp, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước./.
Theo https://pbgdpl.longan.gov.vn/


08/03/2023 11:00 SAĐã ban hành
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm tổ chức thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Long AnTăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm tổ chức thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Long An
Nhằm tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm tổ chức thực hiện cải cách hành chính (CCHC) của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong quá trình thực thi công vụ, nhiệm vụ; đồng thời, nâng cao nhận thức, sự đồng thuận của người dân, tổ chức, xã hội về việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ CCHC. Ngày 06/3/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 548/KH-UBND về vệc ban hành Kế hoạch tuyên truyền công tác CCHC năm 2023. Theo đó:

Đối tượng tuyên truyền: Đội ngũ CBCCVC làm việc trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở; Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, công dân trên địa bàn tỉnh.

Nội dung tuyên truyền: Công tác thông tin, tuyên truyền CCHC năm 2023 tập trung vào những nội dung trọng tâm sau: Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về tầm quan trọng, ý nghĩa, mục tiêu và tác động của CCHC đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tuyên truyền tình hình triển khai, kết quả, thành tựu trong thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 được ban hành tại Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ và Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 và các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về CCHC. Vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập đối với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ CCHC. Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các nội dung theo Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2021-2030 của tỉnh, Kế hoạch CCHC giai đoạn 2021-2025 và năm 2023 của tỉnh.

Tình hình triển khai và kết quả đánh giá năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước thông qua Chỉ số CCHC (PAR INDEX), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI); Chỉ số hài lòng lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan nhà nước (SIPAS).

Tình hình triển khai các nội dung về xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trọng tâm là thực hiện Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 25/11/2020 của UBND tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025; Công văn số 8322/UBND-VHXH ngày 18/8/2021 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; chương trình số 3288/CTr-UBND ngày 08/10/2021 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Long An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch số 800/KH-UBND ngày 16/3/2022 về thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Tuyên truyền thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng văn hóa công sở, nâng cao trách nhiệm và đạo đức công vụ của CBCCVC trong hoạt động công vụ. Tuyên truyền về Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Hình thức tuyên truyền: Tuyên truyền CCHC trong nội bộ cơ quan, đơn vị, địa phương. Chuyên mục CCHC trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Chuyên trang CCHC trên Báo Long An. Tổ chức đối thoại, tọa đàm trực tiếp giữa lãnh đạo các ngành, các cấp với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp để trao đổi, tháo gỡ các vướng mắc, kiến nghị liên quan đến TTHC và các cơ quan hành chính nhà nước. Xây dựng các nội dung tuyên truyền lồng ghép vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ và tổ chức tuyên truyền bằng pa nô, áp phích trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác CCHC, góp phần xây dựng đội ngũ công đoàn viên "Trung thành - Trách nhiệm - Liêm chính - Sáng tạo".

UBND chỉ đạo các sở, ngành tỉnh, UBND cấp huyện cụ thể hóa Kế hoạch này thành Kế hoạch của cơ quan, đơn vị, địa phương và triển khai thực hiện, báo cáo kết quả thực hiện cụ thể định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm (lồng ghép trong báo cáo CCHC của cơ quan, đơn vị). Chủ động phối hợp với các tổ chức đoàn thể cùng cấp trong việc tuyên truyền CCHC, đảm bảo phù hợp với từng ngành, từng cấp. Tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện các hình thức thông tin, tuyên truyền CCHC khi có yêu cầu; cử công chức, viên chức tham gia làm cộng tác viên với Báo Long An để kịp thời đưa tin, bài về cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Đồng thời, lập dự toán kinh phí thực hiện công tác CCHC hàng năm, bao gồm kinh phí cho công tác tuyên truyền theo kế hoạch, gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để tổng hợp, cân đối bố trí ngân sách trong dự toán ngân sách nhà nước đầu năm giao cho cơ quan, đơn vị;…

PBLA

 

 


08/03/2023 10:00 SAĐã ban hành
UBND tỉnh chỉ thị tập trung thực hiện chuyển đổi số và triển khai Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Long AnUBND tỉnh chỉ thị tập trung thực hiện chuyển đổi số và triển khai Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Long An
Căn cứ Thông báo số 16/TB-VPCP ngày 28/01/2023 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận Hội nghị sơ kết 01 năm triển khai Đề án 06 và tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022 ngày 25/12/2022 (đính kèm); Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 20/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Long An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình số 3288/KH-UBND ngày 08/10/2021 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kế hoạch số 800/KH-UBND ngày 16/3/2022 của UBND tỉnh thực hiện Đề án phát triển ứng dụng về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Đề án 06);

Với thông điệp năm 2023 là "Năm Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới", UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung quán triệt, chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện tốt các nội dung sau:

* Các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Khoản 1, Mục II Thông báo số 16/TB-VPCP ngày 28/01/2023 và quan điểm chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 20/8/2021; người đứng đầu sở, ngành, địa phương phải tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thúc đẩy chuyển đổi số và triển khai Đề án 06 với quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, hiệu quả.

- Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030. Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định hiện hành để tạo hành lang pháp lý thúc đẩy chuyển đổi số, chú trọng bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng.

- Khẩn trương ban hành và triển khai kế hoạch thực hiện chuyển đổi số, kế hoạch triển khai Đề án 06 năm 2023 của ngành, địa phương ngay trong Quý I/2023, trong đó bám sát Kế hoạch số 3751/KH-UBND ngày 19/12/2022 của UBND tỉnh về thực hiện chuyển đổi số tỉnh Long An năm 2023 và các văn bản chỉ đạo liên quan của UBND tỉnh, chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ ngành Trung ương; ưu tiên bố trí nguồn lực, chủ động tổ chức thực hiện bảo đảm thực chất; kịp thời báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền tháo gỡ, xử lý khó khăn, vướng mắc.

- Đẩy mạnh xây dựng, cập nhật, liên thông, kết nối các cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành, các nền tảng số đảm bảo đồng bộ, thực chất, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm. Khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ phát triển dữ liệu số theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 12404/UBND-VHXH ngày 30/12/2022 về việc tập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển dữ liệu số, cung cấp dữ liệu mở, chia sẻ dữ liệu dùng chung theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ ngành Trung ương. Thực hiện cung cấp dữ liệu theo "Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh" và thường xuyên đề xuất cập nhật Bộ chỉ số phù hợp với điều kiện thực tế; đưa dữ liệu vào Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh, Trung tâm điều hành thông minh tỉnh, ứng dụng "Long An IOC" để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh, hướng tới mở rộng phục vụ cho lãnh đạo sở, ngành, UBND cấp huyện.

- Tập trung hoàn thành và triển khai 53 dịch vụ công thiết yếu (tại Đề án 06 và Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ). Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, kết nối các dịch vụ công trực tuyến với Cổng dịch vụ công quốc gia; đồng thời rà soát đánh giá và tái cấu trúc toàn bộ các dịch vụ công đã cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia bảo đảm đáp ứng nguyên tắc lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Tổ chức triển khai số hóa, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện thông qua mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao tại Công văn số 10095/UBND-THKSTTHC ngày 27/10/2022 về việc đôn đốc, thúc đẩy hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; Công văn số 11933/UBND-THKSTTHC ngày 19/12/2022 về việc đôn đốc thực hiện Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ (phê duyệt Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử).

- Thực hiện nghiêm quy định tiếp nhận, xử lý, trả lời phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp qua Hệ thống 1022 theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 11448/UBND-VHXH ngày 02/12/2022 về việc chấn chỉnh tình trạng tiếp nhận, xử lý và trả lời trễ hạn các phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân qua các kênh tương tác trên môi trường số.

- Tham mưu thúc đẩy phát triển kinh tế số.  

 - Thúc đẩy triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt; trong đó ưu tiên đối với các lĩnh vực an sinh xã hội, giáo dục, y tế...; ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong việc xác thực, định danh khi mở tài khoản.

- Rà soát, đánh giá an toàn thông tin, an ninh mạng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu; khẩn trương khắc phục những hạn chế, bất cập về lỗ hổng bảo mật, tình trạng lộ lọt thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân. Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh thông tin cho thiết bị camera giám sát theo chỉ đạo UBND tỉnh tại Công văn số 513/UBND-VHXH ngày 19/01/2023 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

        - Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức trực thuộc theo nhiệm vụ UBND tỉnh giao tại Kế hoạch số 881/KH-UBND ngày 22/3/2022. Tăng cường triển khai tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức, kỹ năng số cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ hoạt động của Tổ công nghệ cộng đồng. Phát huy tối đa hiệu quả, đi vào thực chất hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng trong tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng các nền tảng số; đặc biệt là sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến, phản ánh kiến nghị qua hệ thống 1022, cài đặt và trải nghiệm ứng dụng "Long An Số"… để thúc đẩy phát triển xã hội số trên địa bàn tỉnh…

* UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng, trình Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số của tỉnh ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2023  của Ban Chỉ đạo và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện.

- Khẩn trương nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu tại Công văn số 1552/BTTTT-THH ngày 26/4/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn kỹ thuật triển khai Đề án 06 (phiên bản 1.0), để đảm bảo đủ điều kiện theo quy định trong việc kết nối giữa Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công theo Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ.

- Triển khai mở rộng Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) bảo đảm hoạt động thông suốt, ổn định; chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu theo quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ bảo đảm hiệu quả. 

- Triển khai áp dụng xác thực chữ ký số tích hợp trong ứng dụng trên thiết bị di động, phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc xử lý tình trạng SIM rác. Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông đảm bảo an toàn mạng lưới và chất lượng dịch vụ phục vụ nhu cầu của người dân, đảm bảo phủ sóng di động và kết nối hạ tầng Internet cáp quang tới 100% xã, phường, thị trấn.

- Thường xuyên rà soát, đánh giá an toàn thông tin, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu vận hành tập trung tại Trung tâm dữ liệu tỉnh. Hướng dẫn triển khai công tác đảm bảo an toàn thông tin tại các sở, ngành, địa phương.

* Văn phòng UBND tỉnh

- Khẩn trương triển khai nâng cấp, mở rộng chức năng hệ thống Cổng thông tin điện tử của tỉnh trong năm 2023 đảm bảo theo quy định tại Nghị định 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ và Công văn số 4946/BTTTT-CĐSQG ngày 04/10/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn triển khai Nghị định 42/2022/NĐ-CP; đặc biệt ưu tiên xây dựng Cổng/Trang thông tin điện tử cho UBND các xã dự kiến đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao trong năm 2023.

- Theo dõi, hướng dẫn các sở, ngành, địa phương thực hiện tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ, số hóa thành phần hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; kết nối dịch vụ công trực tuyến của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia; thúc đẩy, nâng cao tỷ lệ thanh toán trực tuyến trong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính. 

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành có liên quan triển khai 02 nhóm dịch vụ công liên thông: "Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi" và "Đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - trợ cấp mai táng phí" (khi Chính phủ triển khai). Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong giải quyết thủ tục hành chính tại các sở, ngành, địa phương.

- Phối hợp thực hiện kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của tỉnh với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ngành, địa phương tham mưu ban hành và triển khai cung cấp dữ liệu theo "Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh" đưa vào Kho cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh, Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh và ứng dụng "Long An IOC".

* Công an tỉnh

- Tham mưu, đề xuất kiện toàn Tổ công tác triển khai Đề án 06 của tỉnh (sau khi có Quyết định kiện toàn Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ).

- Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Sở Y tế, Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh triển khai 02 nhóm dịch vụ công liên thông: "Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi" và "Đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - trợ cấp mai táng phí" (khi Chính phủ triển khai).

- Khẩn trương hoàn thành cung cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp, mã định danh cá nhân; các nhiệm vụ về chuẩn hóa, cập nhật và chia sẻ thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tăng cường hỗ trợ người dân thực hiện các dịch vụ công có sử dụng thông tin về công dân, nhất là thời gian đầu bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy; cùng với các sở, ngành, địa phương, các cơ quan thông tin và truyền thông tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, để người dân an tâm, sử dụng bảo đảm mọi quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân.

- Tiếp tục tập trung triển khai ứng dụng định danh, xác thực điện tử (VNEID), tích hợp các dịch vụ thiết yếu để dần thay thế các giấy tờ liên quan đến công dân, phấn đấu nâng tỷ lệ cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai hiệu quả Đề án 06; thực hiện báo cáo kết quả triển khai Đề án 06 theo quy định…

Theo đó, các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ động, tích cực triển khai hiệu quả Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số của tỉnh và Đề án 06./.

P.PBGDPL.STPLA

 


06/03/2023 4:00 CHĐã ban hành
UBND tỉnh Long An chỉ đạo tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CPUBND tỉnh Long An chỉ đạo tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP
Thời gian qua, các ngành, các cấp, đoàn thể và địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 16/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 31/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (Nghị định số 100/2019/NĐ-CP) và nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2023 đến nay, số người điều khiển phương tiện giao thông có sử dụng rượu, bia vẫn còn nhiều, diễn ra tại nhiều địa phương, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã xử lý 378 trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm quy định về nồng độ cồn. Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, qua 10 ngày (từ ngày 06/02/2023 đến ngày 15/02/2023) lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm tra, xử lý 404 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn; tăng 294 trường hợp so với liền kề, tăng 305 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022.

Nguyên nhân là do ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của một bộ phận người tham gia giao thông còn thấp, nhất là số thanh thiếu niên trẻ, sử dụng rượu, bia, các chất kích thích khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông... hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) ở một số địa phương chưa tạo được sức lan tỏa sâu rộng; hiệu lực, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm TTATGT một số sở, ngành, địa phương được phân công chưa quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo.

Để tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 16/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP; ngày 24/02/2023, tại văn bản số 1351/UBND-NCTCD, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo như sau:

Giao Công an tỉnh: Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông tiếp tục thực hiện quyết liệt, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an và UBND tỉnh về mở đợt cao điểm bảo đảm TTATGT, trật tự xã hội Tết Nguyên đán và các Lễ hội đầu Xuân năm 2023. Huy động tối đa lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về nồng độ cồn; xử lý nghiêm lái xe sử dụng ma túy đảm bảo nghiêm minh, quyết liệt, hiệu quả.

 Quá trình xử lý, xác định người vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đảng viên, người lao động trong các cơ quan Nhà nước thì phải thông báo đầy đủ hành vi vi phạm về cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng của người vi phạm để xử lý theo quy định; đồng gửi Sở Nội vụ để phục vụ công tác quản lý cán bộ, kiểm điểm, xem xét trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an an toàn giao thông; tiếp tục nhân rộng các mô hình điểm về vận động toàn dân tham gia bảo đảm TTATGT. Đồng thời, chỉ đạo điều tra, làm rõ nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, mà nguyên nhân do người điều khiển phương tiện gây tai nạn có nồng độ cồn; người điều khiển phương tiện cản trở, chống đối, chống người thi hành công vụ; phối hợp với Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân các cấp đưa ra truy tố, xét xử công khai một số vụ việc điển hình để tuyên truyền cảnh báo, phòng ngừa chung.

Sở Nội vụ: Phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan tiếp nhận thông tin các trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, Đảng viên, người lao động trong cơ quan Nhà nước; nghiên cứu, đề xuất đưa nội dung này vào các tiêu chí để đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân, đồng thời kiểm điểm, xem xét trách nhiệm của cán bộ vi phạm và người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Sở Giao thông vận tải: Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Công văn này và công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan theo dõi, đôn đốc việc triển khai, thực hiện; tổng hợp tình hình, kết quả, báo cáo theo quy định.

Siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vận tải, thực hiện thanh tra, kiểm tra, việc chấp hành các quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại các đơn vị kinh doanh vận tải, đặc biệt là các đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện gây tai nạn giao thông, xử lý nghiêm theo quy định đối đơn vị kinh doanh vận tải vi phạm; tăng cường khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để quản lý và kịp thời chấn chỉnh, xử lý các trường hợp xe ôtô kinh doanh vận tải vi phạm. đồng thời, phối hợp với Công an tỉnh thực hiện tốt đợt cao điểm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo các nhà trường tăng cường phối hợp với cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao thông; phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan tăng cường tổ chức tuyên truyền học sinh, sinh viên chấp hành nghiêm túc Luật Giao thông đường bộ; Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia; Công điện số 488/CĐ-TTg ngày 03/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấp hành các quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia; Nghị định số 100/NĐ-CP.

Sở Y tế: Phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường xử lý các hành vi vi phạm quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ), góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc khám sức khỏe cho người lái xe tại các đơn vị kinh doanh vận tải, người học lái xe tại các cơ sở đào tạo lái xe; thông báo kịp thời cho đơn vị quản lý lái xe và các cơ quan chức năng khi phát hiện lái xe có sử dụng ma túy. Nâng cao năng lực các cơ sở y tế hiện có, đảm bảo khả năng cấp cứu tai nạn giao thông theo quy định; đồng thời xây dựng mạng lưới thông tin đảm bảo khả năng tiếp cận nạn nhân trong thời gian sớm nhất kể từ khi nhận thông tin yêu cầu cấp cứu.

Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Long An, Đài phát thanh và Truyền hình Long An: Đổi mới phương pháp, nội dung tuyên truyền pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đảm bảo hiệu quả, thiết thực; tăng thời lượng tuyên truyền về bảo đảm TTATGT vào các khung giờ cao điểm, tập trung vào thời gian trước, trong các ngày nghỉ lễ, tết; đưa các hình ảnh để cảnh báo về tai nạn giao thông trên truyền hình vào khung giờ hợp lý để người dân biết; cảnh báo các nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông, hậu quả của tai nạn giao thông, chế tài xử lý nếu vi phạm, đặc biệt là vi phạm liên quan đến nồng độ cồn, chất ma túy khi tham gia giao thông để nâng cao nhận thức và ý thức tự giác của người dân.

Tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp Nhân dân, trước hết là cán bộ, đảng viên trong việc chấp hành nghiêm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; gắn trách nhiệm của người đứng đầu của chính quyền, địa phương trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp: Phối hợp với lực lượng Công an các cấp khẩn trương đưa ra truy tố, xét xử công khai một số vụ việc vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông, nguyên nhân do người điều khiển phương tiện gây tai nạn có nồng độ cồn; người điều khiển phương tiện cản trở, chống đối, chống người thi hành công vụ để tuyên truyền cảnh báo, phòng ngừa chung.

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh và các tổ chức thành viên (Tỉnh đoàn, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh Hội Nông dân…): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT; tuyên truyền sâu, rộng tới mọi đối tượng, nhất là thanh thiếu niên, công nhân, học sinh, sinh viên, công chức, viên chức, người lao động, lái xe khách và vận tải hàng hóa; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông" một cách thiết thực, hiệu quả hơn, tránh hình thức.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo lực lượng Công an cấp huyện phối hợp các đơn vị liên quan tiến hành tổng rà soát, tổ chức làm việc trực tiếp với các cơ sở kinh doanh có điều kiện phát sinh vi phạm về nồng độ cồn trên địa bàn (các nhà hàng, quán bar, karaoke, vũ trường, trung tâm tiệc cưới...) đề nghị phối hợp tuyên truyền, vận động khách đến ăn, uống chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, không điều khiển phương tiện tham gia giao thông sau khi đã sử dụng rượu, bia.

Đối với các địa bàn có tình hình tai nạn giao thông nguyên nhân liên quan đến người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn diễn biến phức tạp, Chủ tịch UBND cấp huyện phải trực tiếp chỉ đạo Ban An toàn giao thông địa phương, lực lượng Công an, các đơn vị liên quan tổ chức phân tích, đánh giá, xác định các nguyên nhân chủ quan, khách quan, tham mưu, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, kiềm chế tai nạn giao thông; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do người điều khiển phương tiện gây tai nạn có nồng độ cồn.

Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan, Công an cấp huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về TTATGT, trong đó tập trung các chuyên đề như: Vi phạm quy định về nồng độ cồn, vi phạm tốc độ, vi phạm về "cơi nới" thùng xe và chở hàng quá tải, quá khổ trên đường bộ… hoạt động trên các tuyến đường thuộc địa bàn quản lý. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, cam kết chấp hành các quy định về an toàn giao thông đối với học sinh, công nhân các nhà máy, khu công nghiệp, các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn…

Các sở, ban, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ: Phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện mạnh mẽ, liên tục công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, công tác kiểm tra, xử lý quyết liệt vi phạm nồng độ cồn của lực lượng chức năng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, chú trọng tuyên truyền trên các trang thông tin báo chí, mạng xã hội, tuyên truyền trực tiếp tại các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, khu dân cư, tổ dân phố...; nội dung tuyên truyền phải có chiều sâu, tác động mạnh mẽ đến tâm lý, ý thức, tự trọng của người tham gia giao thông, có sự lan tỏa rộng rãi để nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, quyết tâm hình thành bằng được văn hóa, thói quen "đã uống rượu bia không lái xe"; đồng tình, ủng hộ công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của lực lượng chức năng, lên án các hành vi vi phạm.

Tăng cường quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị, địa phương mình phải nắm rõ và tự giác, gương mẫu đi đầu trong chấp hành nghiêm các quy định về đảm bảo TTATGT như Luật Giao thông đường bộ; Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia; Công điện số 488/CĐ-TTg ngày 03/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấp hành các quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia; Nghị định số 100/NĐ-CP… yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên thực hiện nghiêm quy định đã uống rượu, bia không điều khiển phương tiện tham gia giao thông; mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là một "tuyên truyền viên" trong tuyên truyền, vận động việc chấp hành các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, nhất là không điều khiển phương tiện tham gia giao thông sau khi đã sử dụng rượu, bia. 

UBND tỉnh chỉ đạo: Nghiêm cấm việc can thiệp, tác động vào quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm của lực lượng Cảnh sát giao thông (giao Công an tỉnh thông báo người can thiệp, tác động vào quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm của lực lượng Cảnh sát giao đến cơ quan, đơn vị nơi công tác xử lý theo quy định). Đồng thời, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu có cán bộ, đảng viên uống rượu, bia tham gia giao thông, gây tai nạn giao thông.

Giao Công an tỉnh, phối hợp Sở Giao thông vận tải (thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh) đề xuất với Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh thành lập đoàn công tác để kiểm tra, giám sát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện chỉ đạo này. Định kỳ hàng tháng, hàng quý tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện; đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; phê bình, kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các đơn vị, cá nhân không thực hiện nghiêm túc trách nhiệm được giao trong công tác đảm bảo TTATGT./. 

P.PBGDPL.STPLA


03/03/2023 2:00 CHĐã ban hành
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống bệnh cúm gia cầm độc lực cao A (H5N1)Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống bệnh cúm gia cầm độc lực cao A (H5N1)
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh cúm gia cầm độc lực cao A (H5N1) trong và ngoài nước hiện nay, để chủ động phòng, chống cúm gia cầm độc lực cao A (H5N1); ngày 24/02/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản số 1359/UBND-VHXH về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh cúm gia cầm độc lực cao A (H5N1) trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng và nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch cụ thể như sau:

Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 700/KH-SYT ngày 25/11/2022 của Sở Y tế về việc phòng, chống dịch cúm A nguy hiểm (H5N1, H7N9, H5N6) trên địa bàn tỉnh Long An; đẩy mạnh việc giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu, giám sát tại các cơ sở y tế và giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng để phát hiện sớm, ngăn chặn dịch bệnh kịp thời; tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh hiệu quả. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An và các đơn vị liên quan tăng cường truyền thông bằng nhiều hình thức cho người dân biết về cách nhận biết, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cúm A (H5N1), nhất là khu vực biên giới, cửa khẩu theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Tăng cường công tác giám sát các trường hợp viêm phổi nặng do virut tại tất cả các cơ sở y tế, đặc biệt chú ý các trường hợp có tiền sử dịch tễ đi/đến/ở từ vùng dịch. Kịp thời lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh (theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Quyết định số 5372/QĐ-BYT ngày 24/12/2020). Giám sát phát hiện sớm các trường hợp bệnh, chùm ca bệnh/ổ dịch cúm và viêm hô hấp chưa rõ nguyên nhân tại cộng đồng và các cơ sở y tế để triển khai xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan diện rộng. Lấy mẫu xét nghiệm để xác nhận tác nhân gây bệnh. Có phương án chuẩn bị sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí… để phòng, chống bệnh hiệu quả. Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo đẩy mạnh tăng cường tuyên truyền phòng, chống bệnh cúm A (H5N1) trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, không tiêu thụ, buôn bán, sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm chết không rõ nguyên nhân... Phối hợp với Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thêm các biện pháp tuyên truyền phù hợp nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong phòng, chống bệnh kể cả trên gia cầm và trên người.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tăng cường giám sát các ổ dịch cúm trên các đàn gia cầm, thủy cầm để phát hiện sớm và tiến hành tiêu hủy nếu có dấu hiệu nghi ngờ cúm A. Cung cấp thông tin cho ngành y tế nếu có trường hợp ổ dịch gia cầm trên diện rộng để ngành y tế chủ động giám sát các trường hợp có triệu chứng cảm cúm nghi ngờ có tiếp xúc với gia cầm bệnh. Phối hợp với bộ phận kiểm dịch biên giới kiểm soát chặt chẽ các gia cầm, thủy cầm nhập khẩu qua biên giới. Tăng cường truyền thông cho các hộ chăn nuôi tình hình cúm gia cầm và trình báo ngay với cơ quan chức năng nếu đàn gia cầm có dấu hiệu bệnh.

 Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh: Phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan tăng cường tuần tra giám sát đường biên giới với Camphuchia kể cả các đường mòn lối mở, không để xảy ra tình trạng gia cầm bệnh nhập khẩu vào Việt Nam. Kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh vào Việt Nam từ Campuchia; phối hợp với ngành y tế và các cơ quan liên quan có biện pháp dự phòng phù hợp đối với các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ cúm để hạn chế lây lan dịch bệnh.

Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An: Tăng cường thời lượng đăng tin, phát sóng tuyên truyền các thông điệp truyền thông về phòng, chống bệnh cúm gia cầm (H5N1) nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng.  

UBND các huyện, thị xã, thành phố: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh. Tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh cúm gia cầm (H5N1) trên địa bàn.

Đề nghị Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và lãnh đạo các Đoàn thể tỉnh: Chỉ đạo cơ sở phối hợp với ngành Y tế và chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, thực hiện tốt các quy định về phòng, chống bệnh cúm gia cầm (H5N1) trong cộng đồng.

Bệnh cúm gia cầm độc lực cao A(H5N1) diễn biến nhanh và có thể dẫn đến tử vong. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc - xin phòng bệnh cho người. Vì vậy, mỗi người dân cần nâng cao nhận thức về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống theo khuyến cáo của ngành Y tế./.

PBLA

 


27/02/2023 10:00 SAĐã ban hành
UBND tỉnh Long An chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyếtUBND tỉnh Long An chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết
Hiện tại, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê của Sở Y tế, tính từ đầu năm đến ngày 08/02/2023 số ca mắc sốt xuất huyết ghi nhận 465 ca (306 ca nội trú, 159 ca ngoại trú), tăng 5 lần so với cùng kỳ (2022: 91 ca) và có 01 trường hợp tử vong (xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa); số ca mắc đều tăng tại 15/15 huyện, thị xã, thành phố. Dự báo trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, có nguy cơ bùng phát mạnh trên địa bàn tỉnh do điều kiện thời tiết nắng nóng và mưa nhiều, chỉ số côn trùng tăng cao.

Trước tình hình trên, nhằm tăng cường hơn nữa công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, ngày 10/02/2023, tại văn bản số 892/UBND-VHXH, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện như sau:

- Lãnh đạo các địa phương, các ngành, các cấp, mọi người dân không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nghiêm túc và có trách nhiệm cao trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết, kiên quyết không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trong cộng đồng. Tập trung chỉ đạo, rà soát, triển khai tích cực các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành liên quan, chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 145/UBND-VHXH ngày 06/01/2023 và các văn bản chỉ đạo khác liên quan, trong đó tập trung các địa điểm tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm cao như: Bệnh viện, trường học, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư; nơi đã từng có các ổ dịch và bệnh dịch sốt xuất huyết lưu hành.

- Sở Y tế: Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh, kịp thời tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả. Khẩn trương tổ chức kiểm tra các địa phương về giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch, các biện pháp dự phòng, điều trị bệnh sốt xuất huyết, báo cáo kết quả thực hiện và tham mưu, đề xuất các giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả cho UBND tỉnh. 

Tổ chức các chiến dịch truyền thông nhằm vận động mọi người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ngay tại hộ gia đình; hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh cá nhân, phòng tránh muỗi đốt, diệt trừ lăng quăng, bọ gậy để diệt trừ tác nhân lây truyền bệnh; phát động phong trào vệ sinh môi trường tới tận các xã, phường, thị trấn, ấp, khu phố, các điểm dân cư tập trung và vùng có nguy cơ dịch bệnh cao.

Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại các địa phương, tập trung nguồn lực, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết hiệu quả; chủ động về vật tư, trang thiết bị, thuốc, hóa chất cho công tác điều trị người bệnh và xử lý ổ dịch. Có kế hoạch tập huấn chuyên môn, phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải bệnh viện. Tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm hạn chế thấp nhất số ca mắc và tử vong do bệnh sốt xuất huyết.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố: Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác chỉ đạo phòng, chống dịch.

Chỉ đạo tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình, phát hiện sớm, cấp cứu điều trị kịp thời người bệnh, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện. Đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền, vận động người dân triển khai quyết liệt chiến dịch diệt muỗi, lăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn. Huy động các ban, ngành, Đoàn thể và Nhân dân tham gia phòng, chống dịch. Thành lập các tổ phòng, chống dịch cộng đồng để tuyên truyền, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Sở Y tế; chủ động dự phòng, bố trí đủ phương tiện, vật tư, kinh phí cho công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật.

Theo đó, UBND tỉnh giao Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết của ngành, địa phương và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để tình trạng dịch bệnh gia tăng tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình quản lý…./.

 P. PBGDPL.STPLA


21/02/2023 10:00 SAĐã ban hành
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2023Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2023
Tiếp tục thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân; triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ được giao về công tác PBGDPL năm 2022; đề cao trách nhiệm, vai trò của các thành viên Hội đồng trong tư vấn, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong chỉ đạo, phối hợp thực hiện công tác PBGDPL theo Quy chế hoạt động của Hội đồng tỉnh (Quyết định số 8130/QĐ-UBND ngày 13/8/2021 và Quyết định số 8920/QĐ-UBND ngày 09/9/2021của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An), góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành, của địa phương.

Thực hiện Kế hoạch số 196/KH-UBND ngày 19/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 trên địa bàn tỉnh Long An, ngày 15/02/2023, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (Hội đồng PBGDPL) tỉnh ban hành Kế hoạch số 380/KH-HĐPH  hoạt động của Hội đồng PBGDPL tỉnh năm 2023 với các nội dung cụ thể như sau:

- Hội đồng, thành viên Hội đồng tỉnh tham mưu tổ chức thực hiện các nhiệm vụ giải pháp theo khoản 1, Mục II Kế hoạch số 196/KH-UBND ngày 19/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo Quy chế hoạt động của Hội đồng tỉnh.

- Phối hợp, tham gia các Ban Chỉ đạo, Hội đồng, Ban Tổ chức, Ban Giám khảo Hội thi tìm hiểu pháp luật … nhằm thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL, các sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh theo chỉ đạo của cấp trên.

- Tổ chức 02 phiên họp để đánh giá kết quả hoạt động của Hội đồng tỉnh (sơ kết 6 tháng và tổng kết năm) để thảo luận, đánh giá đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng, của các thành viên Hội đồng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác PBGDPL của ngành, địa phương.

- Hội đồng tỉnh tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, khảo sát, đánh giá mô hình mới, cách làm hay trong công tác PBGDPL ở cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Tổ chức học tập kinh nghiệm về sáng kiến, mô hình mới trong công tác PBGDPL tại các tỉnh, thành phố…

Theo đó, Hội đồng tỉnh giao Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể tỉnh - các cơ quan thành viên của Hội đồng tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này. Định kỳ tổng hợp, báo cáo về Hội đồng Trung ương theo quy định./.

PNT-PBGDPL


21/02/2023 10:00 SAĐã ban hành
UBND tỉnh Long An ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương năm 2023UBND tỉnh Long An ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương năm 2023
Nhằm để tổ chức triển khai, phổ biến kịp thời các Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành, quán triệt đầy đủ tinh thần và nội dung các văn bản pháp luật mới cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đội ngũ tham gia làm công tác PBGDPL, thông qua đội ngũ này góp phần sớm đưa các chủ trương, chính sách pháp luật đi vào cuộc sống, đảm bảo quyền được thông tin về pháp luật cho cán bộ và Nhân dân trên địa bàn tỉnh, ngày 10/02/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 331/KH-UBND về việc tổ chức triển khai, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương năm 2023. Theo đó,

Nội dung triển khai, phổ biến: Các Luật, Nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua (tại kỳ họp thứ 4, kỳ họp thứ 5 và các kỳ họp bất thường). Pháp lệnh được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua năm 2023. Các văn bản quy phạm pháp luật (Nghị quyết, Quyết định) của HĐND và UBND tỉnh ban hành trong năm 2023.

Hình thức, đối tượng triển khai: Tổ chức Hội nghị tập trung kết hợp với trực tuyến cho: Đại diện lãnh đạo các sở, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể tỉnh; báo cáo viên pháp luật tỉnh; công chức pháp chế các sở, ngành tỉnh; doanh nghiệp nhà nước; giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật Trường Chính trị tỉnh; biên tập viên chuyên đề pháp luật Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An. Tại điểm cầu trực tuyến các huyện, thị xã và thành phố (cấp huyện): Đại diện lãnh đạo UBND, các ngành, đoàn thể, Báo cáo viên pháp luật cấp huyện. Tại điểm cầu trực tuyến cấp xã: Đại diện UBND, công chức chuyên môn, các đoàn thể, Tuyên truyền viên pháp luật, Hoà giải viên ở cơ sở...

Thời gian triển khai: Đợt 1: Dự kiến tháng 4 năm 2023, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai theo hình thức tập trung kết hợp với trực tuyến các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua (tại kỳ họp thứ 4, kỳ họp bất thường) và các văn bản quy phạm pháp luật (Nghị quyết, Quyết định) của HĐND và UBND tỉnh ban hành trong Quý I năm 2023. Đợt 2: Dự kiến trong Quý IV năm 2023, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai theo hình thức tập trung kết hợp với trực tuyến các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua (tại kỳ họp thứ 5, kỳ họp bất thường); Pháp lệnh được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua năm 2023 và các văn bản quy phạm pháp luật (Nghị quyết, Quyết định) của HĐND và UBND tỉnh ban hành trong Quý II, III và IV năm 2023.   

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh: tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp các sở ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này; tổ chức và chủ trì Hội nghị triển khai; thống nhất phân công Báo cáo viên pháp luật chuyên ngành triển khai; theo dõi, hướng dẫn, tổng hợp và báo cáo kết quả triển khai theo Kế hoạch đề ra./.

PNT-PBGDPL

 


14/02/2023 4:00 CHĐã ban hành
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Sơ kết 5 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Long AnUBND tỉnh ban hành Kế hoạch Sơ kết 5 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Nhằm Đánh giá toàn diện, khách quan những kết quả đã đạt được, qua đó chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) và các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành; tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi hành Luật TNBTCNN trong thời gian tới. Ngày 01/02/2003, UBND tỉnh Long An ban hành Kế hoạch số 329 /KH-UBND về việc Sơ kết 5 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu:

Việc sơ kết phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan, thực chất và toàn diện trong cả 03 lĩnh vực (quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án), bảo đảm đúng nội dung, mục đích, tiến độ đề ra.  Nội dung bám sát Đề cương sơ kết do Bộ Tư pháp hướng dẫn, kèm theo số liệu chứng minh cụ thể; chú trọng phân tích tồn tại, hạn chế, vướng mắc của Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình sơ kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN.

Nội dung sơ kết: Đánh giá kết quả tổ chức thi hành Luật TNBTCNN và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Việc ban hành văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn thi hành Luật TNBTCNN; Tình hình quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành; Công tác rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật TNBTCNN; Công tác hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước cho đội ngũ công chức được giao thực hiện công tác bồi thường;  Công tác xác định cơ quan giải quyết bồi thường theo quy định của Luật TNBTCNN năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành.  Kết quả thực hiện trách nhiệm hoàn trả; tình hình thu, nộp tiền hoàn trả và xử lý kỷ luật người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật. Tình hình sử dụng ngân sách nhà nước chi cho công tác bồi thường nhà nước. Tác động tích cực của Luật TNBTCNN, nhất là nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ, hạn chế sai phạm làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Đánh giá những tồn tại, hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện và nguyên nhân.. Kiến nghị, đề xuất về sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; về các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành Luật. Đề xuất, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai thi hành Luật TNBTCNN.

Mốc thời gian thông tin, số liệu sơ kết: tính từ ngày 01/7/2018 đến ngày 30/6/2023.

Hình thức sơ kết:  Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng báo cáo và tổ chức sơ kết thi hành Luật TNBTCNN trên địa bàn tỉnh bằng hình thức phù hợp trong quí III/2023. Tòa án nhân dân tỉnh (TAND tỉnh), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh (VKSND tỉnh), Cục Thi hành án dân sự (Cục THADS), các Sở ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố xây dựng và gửi báo cáo sơ kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN cho cơ quan có thẩm quyền.

UBND tỉnh giao Sở Tư pháp tổng hợp báo cáo sơ kết của TAND tỉnh, VKSND tỉnh, Cục THADS, Sở ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Báo cáo sơ kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN trình Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo về Bộ Tư pháp. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan đôn đốc triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này. Phối hợp với Sở Nội vụ (Ban Thi đua- Khen thưởng tỉnh) lựa chọn, giới thiệu các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thi hành Luật TNBTCNN tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất Bộ trưởng Bộ Tư pháp khen thưởng theo hướng dẫn; trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định tặng Bằng khen theo thẩm quyền cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thi hành Luật TNBTCNN.

PBLA


14/02/2023 11:00 SAĐã ban hành
UBND tỉnh chỉ đạo nhân rộng mô hình chuyển đổi số cấp xã trên địa bàn tỉnh Long AnUBND tỉnh chỉ đạo nhân rộng mô hình chuyển đổi số cấp xã trên địa bàn tỉnh Long An
Căn cứ Chương trình số 3288/CTr-UBND ngày 08/10/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Long An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 3751/KH-UBND ngày 19/12/2022 của UBND tỉnh về thực hiện chuyển đổi số tỉnh Long An năm 2023. Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông về kết quả công tác thí điểm chuyển đổi số cấp xã trên địa bàn tỉnh tại xã Dương Xuân Hội (huyện Châu Thành), thị trấn Cần Giuộc (huyện Cần Giuộc) và Phường 4 (thành phố Tân An), đến nay, các xã thí điểm đã cơ bản triển khai đầy đủ các nội dung thí điểm chuyển đổi số cấp xã theo Quyết định số 11434/QĐ-UBND ngày 16/11/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch thí điểm chuyển đổi số cho các xã trên địa bàn tỉnh năm 2021 - 2022, bước đầu đạt được nhiều kết quả tốt, làm cơ sở quan trọng giúp xác định nội dung nhân rộng mô hình chuyển đổi số cấp xã trên địa bàn tỉnh.

bnm.png

Để đẩy mạnh công tác chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên địa bàn tỉnh, ngày 09/02/2023, UBND tỉnh ban hành văn bản số 855/UBND-VHXH về viêc nhân rộng mô hình chuyển đổi số cấp xã trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung triển khai nhân rộng mô hình chuyển đổi số cấp xã trên địa bàn tỉnh, với các nội dung sau:

Nhiệm vụ của các sở, ngành tỉnh: Xây dựng hoàn thiện các cơ sở dữ liệu chuyên ngành mình đảm bảo chia sẻ đầy đủ, kịp thời dữ liệu dùng chung cho các xã, phường, thị trấn để phục vụ công tác chuyển đổi số. Rà soát, hướng dẫn cho UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai, hướng dẫn các nhiệm vụ chuyển đổi số thuộc phạm vi, lĩnh vực ngành quản lý có liên quan đến chuyển đổi số tại các xã, phường, thị trấn.

Nhiệm vụ của UBND các huyện, thị xã, thành phố: Xây dựng Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số năm 2023 đảm bảo đầy đủ nội dung, nhiệm vụ chuyển đổi số cấp xã; ưu tiên bố trí nguồn lực, kết hợp vận động xã hội hóa theo quy định để triển khai thực hiện. Chỉ đạo UBND cấp xã xây dựng Kế hoạch cụ thể hóa, tổ chức thực hiện hiệu quả nội dung, nhiệm vụ chuyển đổi số cấp xã phù hợp điều kiện, tình hình thực tế của địa phương. Chỉ đạo các phòng chuyên môn có liên quan chủ trì hướng dẫn, hỗ trợ UBND cấp xã thực hiện nội dung, nhiệm vụ chuyển đổi số thuộc lĩnh vực quản lý. Quán triệt toàn thể hệ thống chính trị cấp huyện, cấp xã, đặc biệt là người đứng đầu phải gương mẫu, đi đầu trong thực hiện chuyển đổi số, chủ động, tích cực sử dụng công nghệ số, dữ liệu số phục vụ công việc chỉ đạo, điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị.  Phát huy vai trò xung kích của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, đặc biệt là Tổ công nghệ số cộng đồng, lực lượng Đoàn viên thanh niên thực hiện chuyển đổi số. Vận động, phối hợp các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, doanh nghiệp công nghệ số hỗ trợ triển khai các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn các xã, phường, thị trấn.  Định kỳ hàng quý, đánh giá tình hình, kết quả triển khai chuyển đổi số cấp xã để kịp thời đôn đốc, điều chỉnh, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông).

Công tác chuyển đổi số cấp xã phải đạt được mục tiêu thay đổi tổng thể, toàn diện, hiệu lực, hiệu quả cách thức quản lý, điều hành hoạt động của chính quyền cấp xã dựa trên công nghệ số và dữ liệu số; phải chuyển đổi nhận thức, thay đổi tư duy của người dân và doanh nghiệp về chuyển đổi số, từng bước hình thành xã hội số, phát triển kinh tế số. Chuyển đổi số cấp xã phải gắn kết chặt chẽ với thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu có liên quan đến chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới thông minh theo Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025.

UBND tỉnh giao  Sở Thông tin và Truyền thông theo dõi, hướng dẫn chung cho các huyện, thị xã, thành phố nội dung chuyển đổi số cấp xã. Định kỳ 6 tháng, cuối năm tổng hợp báo cáo kết quả chuyển đổi số cấp xã lồng ghép trong báo cáo công tác chuyển đổi số của tỉnh;…

Phan Đức Bộ


14/02/2023 9:00 SAĐã ban hành
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh hướng dẫn nội dung sinh hoạt "Ngày pháp luật" định kỳ năm 2023Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh hướng dẫn nội dung sinh hoạt "Ngày pháp luật" định kỳ năm 2023
Thực hiện Kế hoạch số 196/KH-UBND ngày 19/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023. Ngày 09/02/2023, Hội đồng phối hợp PBGDPL (Hội đồng) tỉnh ban hành văn bản số 259/HĐPH hướng dẫn nội dung sinh hoạt "Ngày pháp luật" định kỳ năm 2023 trên địa bàn tỉnh như sau:

Định hướng chung nội dung sinh hoạt "Ngày pháp luật" định kỳ 

Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, kịp thời chính sách, pháp luật bằng các hình thức phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, bám sát nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó các cơ quan, đơn vị, địa phương cần tập trung:

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Tuyên  truyền các văn bản pháp luật mới ban hành; các luật, pháp lệnh; các văn bản pháp luật thuộc phạm vi quản lý; các quy định pháp luật, dự thảo chính sách, pháp luật có nội dung liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp; các điều ước quốc tế ký kết giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới; ....

Tuyên truyền cải cách hành chính; khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; đất đai; nhà ở; cư trú; bảo vệ môi trường; an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng, chống cháy nổ; an ninh trật tự, an toàn giao thông; hỗ trợ khởi nghiệp; pháp luật về dân sự; hôn nhân, gia đình, trẻ em;…

Tuyên truyền, PBGDPL các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội; các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp ban hành gắn với Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027" trên địa bàn tỉnh Long An.  

Định hướng một số nội dung sinh hoạt cụ thể

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm tình hình thực tế từng cơ quan, đơn vị, địa phương mà lựa chọn nội dung PBGDPL thiết thực, phù hợp, hiệu quả. Ngoài những nội dung có liên quan đến ngành, lĩnh vực phụ trách hoặc theo sự chỉ đạo của cấp trên, nội dung sinh hoạt "Ngày pháp luật" định kỳ cần tập trung vào một số nội dung như sau:

Quý I năm 2023: Tiếp tục tuyên truyền các các văn bản pháp luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 3 như: Luật Cảnh sát cơ động, Luật Thi đua khen thưởng có hiệu lực từ ngày 01/01/2024, Luật Điện ảnh, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng có hiệu lực từ ngày 01/9/2022. Trong đó, quan tâm tổ chức tuyên truyền, phổ biến: pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực; Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Luật nghĩa vụ quân sự; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật phòng, chống ma túy; các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành năm 2022.  Các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của các Bộ, ngành và các Nghị quyết, Quyết định của HĐND và UBND các cấp có hiệu lực thi hành trong Quý I/2023.

Quý II năm 2023: Tập trung tuyên truyền: các luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 4 và kỳ họp bất thường lần thứ 2 bao gồm: Luật Dầu khí; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Thanh tra; Luật Phòng, chống rửa tiền; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và  Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Nghị quyết về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô (có hiệu lực từ ngày 01/7/2023). Trong đó, tiếp tục quan tâm tuyên truyền các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình; dân số, chính sách kế hoạch hóa gia đình; những quy định về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; các quy định pháp luật liên quan đến các vấn đề lao động như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an toàn vệ sinh lao động… Tuyên truyền các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của các Bộ, ngành và các Nghị quyết, Quyết định của HĐND và UBND các cấp có hiệu lực thi hành trong Quý II/2023.

Quý III năm 2023: Tiếp tục tuyên truyền các luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 4 và kỳ họp bất thường lần thứ 2 (nêu trên). Quan tâm tuyên truyền các quy định pháp luật có liên quan đến chế độ, chính sách đối với thương binh, liệt sĩ, người có công cách mạng; tuyên truyền các hoạt động "đền ơn, đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn"; phòng, chống mua bán người… Tuyên truyền các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của các Bộ, ngành và các Nghị quyết, Quyết định của HĐND và UBND các cấp có hiệu lực thi hành trong Quý III/2023.

Quý IV năm 2023:  Tuyên truyền các luật được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 5 và kỳ họp bất thường, trong đó quan tâm tuyên truyền các quy định pháp luật liên quan đến chế độ, chính sách đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người cao tuổi; các quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống mại dâm, ma túy; phòng, chống bạo lực gia đình; an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng, chống cháy nổ; các quy định pháp luật về dân chủ cơ sở, toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, quốc phòng toàn dân…  Tuyên truyền các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của các Bộ, ngành và các Nghị quyết, Quyết định của HĐND và UBND các cấp có hiệu lực thi hành trong Quý IV/2023.

Hình thức thực hiện: Định kỳ hàng tháng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương sắp xếp, bố trí thời gian phù hợp (ít nhất một buổi) để sinh hoạt "Ngày pháp luật" định kỳ hoặc lồng ghép với các cuộc họp của cơ quan, đơn vị để tuyên truyền, phổ biến cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo các nội dung định hướng nêu trên. Đối với các cơ quan, đơn vị có đặc thù riêng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thể tổ chức từng đợt sinh hoạt "Ngày pháp luật" để tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham dự sinh hoạt đầy đủ, nhằm nâng cao tính chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Tài liệu tuyên truyền Các cơ quan, đơn vị, địa phương tham khảo trên Trang Thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Long An (địa chỉ: https://pbgdpl.longan.gov.vn) hoặc Trang Thông tin điện tử Sở Tư pháp (địa chỉ website: https://stp.longan.gov.vn) tại mục Văn bản Quy phạm pháp luật tỉnh Long An và mục Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật hoặc Mục Thông tin tuyên truyền.

File kèmL

vv định hướng nội dung sinh hoạt “Ngày pháp luật” định kỳ năm 2023.pdf

vv định hướng nội dung sinh hoạt “Ngày pháp luật” định kỳ năm 2023.docx

PBLA 


13/02/2023 10:00 SAĐã ban hành
Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành Kế hoạch tổ chức tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành Kế hoạch tổ chức tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Việc tổ chức lấy kiến Nhân dân về dự thảo Luật nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Đồng thời, tạo sự thống nhất và đồng thuận của Nhân dân đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai. Nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngày 03/03/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành Kế hoạch số 276  /KH-UBND về việc tổ chức tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trên địa bàn tỉnh. Theo đó:

Đối tượng lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bao gồm: Nhân dân tại địa phương;  Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Mặt trận Tổ quốc, các Sở, ban, ngành tỉnh và các cơ quan trực thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh.

Nội dung lấy ý kiến: Lấy ý kiến toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm bố cục, nội dung và kỹ thuật trình bày của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Lấy ý kiến về một số vấn đề trọng tâm của dự thảo Luật, gồm: (1) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (2) Thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; (3) Phát triển quỹ đất; (4) Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; (5) Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; (6) Cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; (7) Chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; (8) Phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực; (9) Hộ gia đình sử dụng đất.

Các nội dung trọng tâm theo từng nhóm đối tượng như sau:  Nhân dân tại địa phương: (1) Các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; (2) Trình tự, thủ tục thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; (3) Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; (4) Về mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; (5) Về mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa; (6) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai; (7) Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác: (1) Các trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê và cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm; (2) Quy định về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; (3) Các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; (4) Việc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thông qua thỏa thuận về quyền sử dụng đất; (5) Việc cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm; (6) Nguyên tắc xác định giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể; (7) Các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; (8) Chế độ sử dụng đất trong các khu công nghiệp.

Các cơ quan nhà nước tại địa phương; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội: (1) Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; (2) Về người sử dụng đất, hộ gia đình sử dụng đất; (3) Căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (4) Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; (5) Các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; (6) Quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; (7) Việc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thông qua việc thỏa thuận về quyền sử dụng đất; (8) Việc cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm; (9) Nguyên tắc xác định giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể; (10) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Hình thức lấy ý kiến: Góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản, trường hợp góp ý bằng văn bản qua đường bưu điện thì ngoài bìa thư ghi rõ: "Nội dung tham gia góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)". Địa chỉ tiếp nhận góp ý: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An - Số 137, quốc lộ 1, phường 4, thành phố Tân An, tỉnh Long An.

Tổ chức Hội nghị, Hội thảo áp dụng đối với các cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Góp ý trực tiếp thông qua website chính thức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại website https://stnmt.longan.gov.vn/

Thông qua Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin, các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Thời gian lấy ý kiến: Thời gian lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bắt đầu từ ngày ký Kế hoạch này và kết thúc vào ngày 15 tháng 3 năm 2023.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đăng tải toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và các tài liệu kèm theo phục vụ lấy ý kiến Nhân dân (hoặc gửi phiếu lấy ý kiến góp ý và dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đến đối tượng lấy ý kiến trong trường hợp cần thiết) theo các hình thức nêu trên; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với Hội đồng nhân dân tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức lấy ý kiến thống nhất, hoàn thiện Báo cáo tổng hợp để báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả đóng góp ý kiến của Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trên địa bàn tỉnh trước ngày 20 tháng 3 năm 2023.

PBLA


09/02/2023 3:00 CHĐã ban hành
UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện báo nhiệm vụ được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao trên Phần mềm quản lý nhiệm vụ kể từ ngày 01/02/2023UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện báo nhiệm vụ được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao trên Phần mềm quản lý nhiệm vụ kể từ ngày 01/02/2023
Để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh đạt hiệu quả, ngày 01/02/2023, UBND tỉnh ban hành văn bản số 653/UBND-KSTTHC về việc tập trung thực hiện báo cáo trên phần mềm quản lý nhiệm vụ.



Theo đó, kể từ ngày 01/02/2023, các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao trên Phần mềm quản lý nhiệm vụ; chỉ thực hiện thủ tục báo cáo bằng văn bản tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao khi nhiệm vụ đó thuộc danh mục bí mật nhà nước hoặc khi có yêu cầu báo cáo của UBND tỉnh.

Kết quả báo cáo trên Phần mềm quản lý nhiệm vụ là kết quả được sử dụng chính thức trong công tác thống kê, báo cáo, đánh giá cuối năm trong việc thực hiện nhiệm vụ UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho các ngành, địa phương thực hiện.

UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, hỗ trợ, đảm bảo về mặt kỹ thuật để các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nhiệm vụ.

Đồng thời giao Văn phòng UBND tỉnh chỉ đạo các phòng, ban, trung tâm thuộc Văn phòng UBND tỉnh thực hiện việc tạo lập nhiệm vụ trên Phần mềm quản lý nhiệm vụ đảm bảo đầy đủ, kịp thời, chính xác; thực hiện báo cáo, thống kê kết quả thực hiện nhiệm vụ của các ngành, địa phương, báo cáo lãnh đạo UBND tỉnh vào mỗi sáng thứ Hai hàng tuần.

Phần mềm quản lý nhiệm vụ do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho các ngành, địa phương trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (ICTlongan).

 

PBLA


07/02/2023 4:00 CHĐã ban hành
Hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật trong quân độiHiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật trong quân đội
Thời gian qua, vai trò của Quân đội đã được thể hiện rõ nét trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở, góp phần quan trọng phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Nhiều Đề án về PBGDPL đạt hiệu quả cao
Theo đó, trong 10 năm trở lại đây, đã có 13 Đề án về PBGDPL được lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện trong Quân đội đạt hiệu quả cao, như: “Tăng cường PBGDPL cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo”; “Tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước của Liên Hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; pháp luật Việt Nam về chống tra tấn trong Quân đội, giai đoạn 2017- 2021”; “Tuyên truyền, thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh đến năm 2020”; “Tuyên truyền PBGDPL về phòng, chống tham nhũng cho các tầng lớp nhân dân và công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2021”…
Bộ Quốc phòng cũng đã chỉ đạo tổ chức trên 900 lượt đơn vị làm điểm về PBGDPL bằng hình thức sân khấu hóa trong Ngày Pháp luật để rút kinh nghiệm và chỉ đạo nhân rộng trong toàn quân; tổ chức trên 600 buổi hội thảo, toạ đàm về Luật Quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Dân quân tự vệ, Luật Lực lượng Dự bị động viên, Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Biên tập, phát hành 178.859 bộ các tiểu phẩm tuyên truyền PBGDPL và nghiệp vụ PBGDPL; phát hành 85.500 cuốn tài liệu Kỹ năng PBGDPL cho Nhân dân; 770.000 tờ gấp pháp luật.
Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã chú trọng thực hiện đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả, đa dạng hóa hình thức PBGDPL phù hợp với tình hình đơn vị, đặc điểm tâm lý cán bộ, chiến sĩ, như: Kết hợp với sinh hoạt tư tưởng, học tập chính trị, quân sự; ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động PBGDPL (tuyên truyền, phổ biến mạng internet, mạng misten trong Quân đội, cổng thông tin điện tử, giới thiệu bằng trình chiếu kết hợp hình ảnh, phim tư liệu); sân khấu hóa, lồng ghép với biểu diễn văn hóa văn nghệ; mô hình “câu lạc bộ pháp luật: tổ tư vấn tâm lý, pháp lý quân nhân” được triển khai ở nhiều đơn vị.
Cùng đó, đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả, nổi bật là: Mô hình “Ngày Pháp luật” trong Quân đội tiếp tục được tổ chức thực hiện định kỳ mỗi tháng một lần, bằng các hình thức đa dạng, phong phú. Nội dung “Ngày Pháp luật” tập trung tuyên truyền khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và điều lệnh, điều lệ, quy định của Bộ Quốc phòng trong quản lý nhà nước, đời sống xã hội và xây dựng Quân đội; giáo dục quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng trong Quân đội và nhân dân ý thức tôn trọng, chấp hành và bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; tuyên truyền, phổ biến các quy định trong Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, quy định của Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị.
Đẩy mạnh các hình thức, mô hình PBGDPL hiệu quả
Có thể khẳng định rằng, công tác PBGDPL trong Quân đội những năm qua đã được quán triệt, triển khai toàn diện, đồng bộ ở các cấp, nội dung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc thù của các cơ quan, đơn vị; hình thức đa dạng, phong phú, xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả; xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, các cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai và huy động được các cấp, các ngành, các tổ chức quần chúng và cán bộ, chiến sĩ tham gia vào công tác PBGDPL.
Nền nếp, chế độ, quy định công tác PBGDPL trong Quân đội được thực hiện khoa học, thống nhất từ Bộ Quốc phòng đến đơn vị cơ sở. Đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ PBGDPL, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, giáo viên giảng dạy, pháp luật, đội ngũ phóng viên, biên tập viên pháp luật... không ngừng được củng cố, tăng cường về số lượng, nâng cao chất lượng hoạt động đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ công tác PBGDPL. Công tác PBGDPL đã đạt hiệu quả thiết thực, từ việc xác định nội dung, đổi mới trong lựa chọn các hình thức, mô hình PBGDPL có hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn.
Thời gian tới, trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng Quân đội, tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; xây dựng và phát triển đất nước; việc phát huy vai trò lực lượng Quân đội triển khai thực hiện có hiệu quả Luật PBGDPL là rất cần thiết. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi các cơ quan, đơn vị trong toàn quân cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các nội dung, giải pháp, trong đó tiếp tục quán triệt, nhận thức sâu sắc vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác PBGDPL; tiếp tục quán triệt, nắm chắc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng về công tác PBGDPL.
Bên cạnh đó, Hội đồng Phối hợp PBGDPL các cấp phải chủ động, bám sát thực tiễn nắm chắc tình hình, phát huy vai trò và thực hiện đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ, quyền hạn được giao; phát huy tốt vai trò nòng cốt của cơ quan chính trị, tư pháp, pháp luật và các cơ quan báo chí trong tổ chức tuyên truyền, PBGDPL; đẩy mạnh xã hội hóa và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác PBGDPL tạo sự chuyển biến cơ bản, nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL; tạo ý thức, thói quen tìm hiểu và chấp hành pháp luật của cán bộ, chiến sĩ…
Theo https://moj.gov.vn/


07/02/2023 9:00 SAĐã ban hành
UBND tỉnh Long An: Triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025UBND tỉnh Long An: Triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025
Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, đảm bảo phù hợp, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và chiến lược chuyển đổi số quốc gia, triển khai một cách chủ động, linh hoạt với 03 trụ cột: Phát triển chính quyền số ở nông thôn; Phát triển các chủ thể kinh tế số ở nông thôn; Phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn.

Để triển khai, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025. Ngày 31/01/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 246/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Long An.

Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh.

Bên cạnh đó UBND tỉnh cũng đề ra một số mục tiêu cụ thể đến năm 2025 như: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ số; có ít nhất 90% số hồ sơ công việc cấp tỉnh, 80% số hồ sơ công việc cấp huyện và 60% số hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng. Phấn đấu 100% cán bộ quản lý các cấp tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tập huấn, nâng cao năng lực về chuyển đổi số. Ít nhất 70% số xã có các hợp tác xã, 70% số đơn vị cấp huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và 50% số đơn vị cấp huyện có các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số;…

Đế triển khai có hiệu quả mục tiêu đề ra, UBND tỉnh đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như sau: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư. Đẩy mạnh xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mớ. Thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới. Đào tạo và nâng cao năng lực về chuyển đổi số. ây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách. Đẩy mạnh phát triển hạ tầng số và dữ liệu số. Triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới. Huy động các nguồn lực tham gia thực hiện kế hoạch, nhất là lồng ghép hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội, các nguồn huy động hợp pháp từ các thành phần kinh tế và người dân thực hiện chuyển đổi số;…

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện, định kỳ ngày 01/12 hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết./.

PBLA

 

 

 

 


07/02/2023 9:00 SAĐã ban hành
Long An với việc hưởng ứng "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừngLong An với việc hưởng ứng "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Chỉ thị số 8733/CT-BNN-TCLN ngày 23/12/2022 về việc tổ chức "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng năm 2023; văn bản số 123/BNN-TCLN ngày 09/01/2023 về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật, cháy rừng; ngày 03/02/2023, tại văn bản số 723/UBND-KSTTHC, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan thực hiện tốt các nội dung sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng, ý nghĩa của việc trồng cây, gây rừng; động viên các cấp, các ngành và Nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách trong lâm nghiệp; nội dung, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố. Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai hiệu quả, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2023 về bảo vệ, phát triển rừng, trồng cây phân tán, phát triển lâm sản ngoài gỗ,… .

- Việc tổ chức phát động, hưởng ứng "Tết trồng cây": Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 1145/UBND-KTTC ngày 20/3/2019, yêu cầu phải thật sự thiết thực, trở thành nét đẹp văn hóa, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, không phô trương hình thức; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và Nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng.

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hành động số 17-Ctr/TU ngày 05/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng" và các quy định của pháp luật về Lâm nghiệp tại địa phương, đơn vị. Giám sát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Thực hiện phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, vai trò của người đứng đầu chính quyền các cấp, làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, có tiêu cực, để xảy ra vi phạm và xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Đấu tranh, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật việc mua bán, vận chuyển, tàng trữ gỗ, động vật rừng, các loại lâm sản trái pháp luật.

- Thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát hiện sớm cháy rừng đảm bảo hiệu quả. Chỉ đạo các lực lượng liên ngành (Kiểm lâm, Công an, Quân đội) tăng cường phối hợp chặt chẽ, thực hiện quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; đảm bảo theo phương châm 4 tại chỗ; thường trực, sẵn sàng phối hợp lực lượng ứng phó, xử lý các tình huống cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, không để xảy ra cháy lớn, cháy lan; thường xuyên kiểm tra, điều tra, xác định nguyên nhân và đối tượng gây ra cháy rừng để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

- Đẩy mạnh quản lý rừng bền vững, phát triển cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ môi trường rừng theo đúng quy định của pháp luật, nhằm phát huy giá trị đa dụng của rừng, đóng góp hiệu quả vào việc thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính.

- Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh tiếp tục triển khai tốt việc thu, quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng, góp phần khuyến khích, nâng cao trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ rừng, phát huy hiệu quả và lợi ích của dịch vụ môi trường rừng./.

P.PBGDPLSTPLA  

 


06/02/2023 4:00 CHĐã ban hành
Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành Kế hoạch Năm an toàn giao thông 2023 với chủ đề "Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn"Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành Kế hoạch Năm an toàn giao thông 2023 với chủ đề "Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn"
Nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông an toàn. Giảm tai nạn giao thông (TNGT) từ 5-10% cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm, tại các khu, cụm công nghiệp và không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài. Ngày 27/01/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành Kế hoạch Năm An toàn giao thông 2023 với chủ đề "Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn".

Yêu cầu của Kế hoạch Năm an toàn giao thông 2023 là tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp từ tỉnh, huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn ngay từ tháng đầu, quý đầu và cả năm 2023. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các cơ quan thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh và Ban An toàn giao thông các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch hoạt động và bố trí kinh phí hợp lý để thực hiện nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị, địa phương, đảm bảo tiết kiệm, tránh hình thức. Phổ biến, quán triệt nhiệm vụ đến từng cán bộ, công chức, viên chức và  người lao động; gắn trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu với kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị thực thi công vụ. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác bảo đảm TTATGT, trước hết là chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học dữ liệu trong quản lý điều hành vận tải; điều khiển giao thông; giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm về TTATGT.

 Để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch Năm an toàn giao thông 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra  8 nhiệm vụ trọng tâm sau đây:  

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, trước hết là tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông. Tiếp tục kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ban An toàn giao thông tỉnh và Ban An toàn giao thông các huyện, thị xã, thành phố nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. 

Xây dựng, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới phát triển giao thông; lồng ghép mục tiêu bảo đảm TTATGT vào các loại quy hoạch.

Bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm; tổ chức giao thông khoa học, hợp lý; bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông gắn với rà soát, xử lý dứt điểm các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; xóa bỏ lối đi tự mở trái phép qua đường cao tốc; ngăn ngừa xử lý hoạt động lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. 

Nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông vận tải, nâng cao quy trình kiểm định phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và lưu hành đối với phương tiện thân thiện với môi trường.

Tái cơ cấu vận tải, nâng cao thị phần vận tải đường thủy nội địa, giảm dần phụ thuộc vào đường bộ, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, phát triển vận tải công cộng trong đô thị và liên tỉnh. 

Kiên trì xây dựng văn hoá giao thông an toàn đối với tổ chức, cá nhân; đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm TTATGT theo hướng lấy thay đổi hành vi làm tiêu chí đánh giá kết quả; đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội và hạ tầng số, vận động, hướng dẫn việc lồng ghép mục tiêu bảo đảm TTATGT vào chương trình, kế hoạch và hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp.

Tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm TTATGT, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm bảo đảm an toàn giao thông, đẩy mạnh khai thác, sử dụng hệ thống xử lý dữ liệu từ các thiết bị giám sát hành trình phục vụ công tác quản lý vận tải; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo khả năng kết nối, sử dụng chung các cơ sở dữ liệu giữa ngành GTVT, Công an, Y tế (nạn nhân nhập viện, số liệu người chết, bị thương do TNGT), Tài chính.

Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, cứu chữa nạn nhân và khắc phục hậu quả tai nạn giao thông; cải thiện kỹ năng sơ cứu tai nạn giao thông cho nhân viên y tế cơ sở; nâng cao năng lực chuyên môn, phương tiện, trang thiết bị cho bệnh viện và trung tâm y tế tuyến huyện bảo đảm khả năng tiếp cận hiện trường và cứu chữa số thương tích cho nạn nhân TNGT; khẩn trương xây dựng ứng dụng báo thông tin TNGT trên nền kỹ thuật số nhầm kịp thời nắm bắt thông tin để xử lý và khắc phục hậu quả của TNGT.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh, các cơ quan là Ủy viên Ban An toàn giao thông tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai thực hiện Kế hoạch các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2023../.

PBLA


01/02/2023 11:00 SAĐã ban hành
UBND tỉnh Long An triển khai thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 01/7/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Luật gia Việt Nam trong tình hình mớiUBND tỉnh Long An triển khai thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 01/7/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Luật gia Việt Nam trong tình hình mới
Thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 01/7/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Luật gia Việt Nam trong tình hình mới (gọi tắt là Chỉ thị số 14-CT/TW); Chỉ thị số 34-CT/TU ngày 19/10/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Luật gia tỉnh trong tình hình mới (gọi tắt là Chỉ thị số 34-CT/TU); nhằm phát huy hơn nữa vai trò của các cấp Hội Luật gia trong tỉnh, ngày 20/01/2023, tại văn bản số 525/UBND-NCTCD, UBND tỉnh yêu cầu:

Các sở, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố: Thường xuyên phổ biến, quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 14-CT/TW, Chỉ thị số 34-CT/TU và các chủ trương, quy định của trung ương, của tỉnh liên quan đến Hội Luật gia, nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân về vị trí, vai trò, trách nhiệm và tầm quan trọng, tính chất chính trị - xã hội - nghề nghiệp của Hội Luật gia các cấp trong tình hình hiện nay, xem đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Tiếp tục củng cố, kiện toàn Hội Luật gia các cấp. Thường xuyên chăm lo xây dựng, bồi dưỡng, giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ, hội viên về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Chú trọng đẩy mạnh và làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác kiểm tra, giám sát hội viên trong tổ chức, hoạt động, trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Nghiên cứu tham mưu chuyển giao những dịch vụ công phù hợp với khả năng của Hội Luật gia, tạo điều kiện thuận lợi để Hội Luật gia hoạt động; thực hiện cơ chế Nhà nước giao nhiệm vụ, khoán kinh phí cho Hội Luật gia theo quy định của pháp luật. 

Đề nghị các cấp Hội Luật gia trên địa bàn tỉnh: Tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội Luật gia, hướng về cơ sở; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, Điều lệ của Hội; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Hội. Nâng cao chất lượng, tham gia có hiệu quả trong hoạt động xây dựng pháp luật; tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho hội viên và Nhân dân. Tích cực thực hiện tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, nhất là cho người nghèo, đối tượng chính sách, vùng sâu, vùng xa;… Chủ động tham gia công tác cải cách tư pháp, cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tham gia tư vấn, đặc xá, tái hòa nhập cộng đồng đối với các phạm nhân.

Phát huy hơn nữa vai trò trong công tác đối ngoại Nhân dân, công tác dân vận của Đảng và chính quyền, tích cực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch. Chủ động nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh các biện pháp, cơ sở pháp lý phục vụ cho việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, góp phần đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.

Hội Luật gia tỉnh: Tập trung xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động thiết thực, cụ thể, xác định đúng nhiệm vụ trọng tâm, phân công trách nhiệm rõ ràng, có lộ trình cụ thể, tính khả thi cao và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc Hội Luật gia cấp huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Định kỳ (06 tháng và hàng năm) báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của Hội; kết quả thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW và Chỉ thị số 34/CT-TU cho UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để UBND tỉnh nắm bắt và kịp thời lãnh đạo việc xây dựng và kiện toàn tổ chức của Hội Luật gia các cấp phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Sở Tư pháp: Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc Hội Luật gia các cấp trong thực hiện nhiệm vụ được giao, Chỉ thị số 14-CT/TW, Chỉ thị số 34/CT-TU theo quy định./.

P.PBGDPL.STPLA


31/01/2023 9:00 SAĐã ban hành
UBND tỉnh Long An: Ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 trên địa bànUBND tỉnh Long An: Ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 trên địa bàn
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đổi mới cách thức tổ chức thực hiện góp phần đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải ở cơ sở, cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đi vào thực chất, đáp ứng yêu cầu của người dân và xã hội. Đa dạng hóa các hình thức PBGDPL; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn kết chặt chẽ với hoạt động chuyển đổi số, xây dựng hệ thống thông tin PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đồng bộ, thống nhất từ tỉnh đến cơ sở. Ngày 19/01/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 196/KH-UBND về việc thực hiện công tác PBGDPL; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 trên địa bàn tỉnh Long An. Theo đó Ủy ban nhân dâ tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đoàn thể tỉnh; Ủy ban nhân các cấp:

Quán triệt và thực hiện đầy đủ chủ trương của Đảng; quy định pháp luật về PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; bám sát nhiệm vụ được giao trong các văn bản pháp luật, các Quyết định, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền địa phương, gắn với nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật thuộc trách nhiệm của sở, ngành, đoàn thể, địa phương. Bám sát và thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; đề cao trách nhiệm người đứng đầu; phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp PBGDPL, cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL, tổ chức pháp chế, đơn vị được giao nhiệm vụ PBGDPL. Bảo đảm thực hiện công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, chất lượng, hiệu quả; đa dạng hóa, huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội tham gia công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Tiếp tục triển khai có hiệu quả Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các Đề án về PBGDPL. Triển khai, phổ biến các văn bản QPPL mới ban hành: Phổ biến các văn bản, chính sách cho cán bộ, Nhân dân, tập trung vào các luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật mới của Trung ương, của tỉnh; các dự thảo chính sách, pháp luật có tác động lớn đến xã hội; các văn bản, quy định có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp; tiếp cận thông tin; các chính sách, quy định về thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; các quy định về phòng, chống ma túy, tệ nạn xã hội; phòng, chống tội phạm, trong đó chú trọng thực hiện PBGDPL tại các địa bàn vùng sâu, vùng biên giới; hỗ trợ khởi nghiệp; khiếu nại, tố cáo; bảo vệ môi trường; an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; an toàn giao thông; vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội; các điều ước quốc tế ký kết giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên; Công ước, điều ước quốc tế, các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam đã tham gia ký kết có liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp;... Thực hiện PBGDPL cho đối tượng đặc thù theo Luật PBGDPL: người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới; người lao động trong doanh nghiệp; nạn nhân bạo lực gia đình, người khuyết tật; người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Tiếp tục nâng cao chất lượng PBGDPL trong nhà trường và cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hướng dẫn, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2023; nâng cao chất lượng sinh hoạt Ngày pháp luật định kỳ. Tiếp tục triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn, thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ và văn bản số 5847/UBND-NCTCD ngày 24/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về xây dựng, khai thác, quản lý Tủ sách pháp luật trên địa bàn tỉnh. Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh, Hội đồng  phối hợp PBGDPL cấp huyện, Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật, công chức pháp chế các sở ngành tỉnh,…; tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác PBGDPL theo Chương trình khung của Bộ Tư pháp. Theo dõi, hướng dẫn, khảo sát, đánh giá các mô hình, cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả về PBGDPL trên địa bàn tỉnh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL, khai thác có hiệu quả Trang thông tin điện tử PBGDPL tỉnh; các ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động thông minh; thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL, đáp ứng yêu cầu của tỉnh trong hình mới…

Đối với công tác hòa giải ở cơ sở: Tổ chức hướng dẫn Tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành (có Kế hoạch riêng); tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở theo Chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên. Tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi tỉnh Long An lần thứ V. Củng cố, kiện toàn, đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng Tổ hòa giải và hòa giải viên ở cơ sở, chú trọng thu hút lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, cán bộ, công chức đã công tác trong lĩnh vực pháp luật tham gia công tác hòa giải ở cơ sở; phấn đấu tỷ lệ hòa giải thành trên 90%. Phối hợp với cơ quan dân vận các cấp trong công tác hòa giải ở cơ sở gắn với việc thực hiện phong trào thi đua "dân vận khéo".

Đối với công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho đội ngũ tham mưu công tác tiếp cận pháp luật ở cấp huyện, xã.

Tổ chức kiểm tra, khảo sát, hướng dẫn thực hiện công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ này ở cơ quan, đơn vị, địa phương (Thời gian, địa điểm, đơn vị kiểm tra có Thông báo cụ thể sau).

Trên cơ sở Kế hoạch này, các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, ban hành Kế hoạch, tổ chức thực hiện năm 2023 linh hoạt, phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn; có giải pháp bảo đảm nguồn nhân lực, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 theo đúng quy định, bảo đảm thiết thực, hiệu quả

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp, báo cáo kết quả về Bộ Tư pháp theo định kỳ 6 tháng (trước ngày 31/5/2023) và năm (trước ngày 31/12/2023).

KH 196 CONG TAC PBGDPL-HGCS-TCPL 2023.pdf

PBLA

19/01/2023 3:00 CHĐã ban hành
1 - 30Next