Tin tức Sự kiện
Thứ 6, Ngày 15/09/2023, 11:00
Ủy ban nhân dân tỉnh Long An tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 126/NQ-CP
15/09/2023
Ngày 14/8/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 126/NQ-CP về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ (Nghị quyết số 126/NQ-CP), để triển khai thực hiện tốt Nghị quyết trên địa bàn tỉnh, ngày 14/9/2023, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 8377/UBND-NCTCD về việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 126/NQ-CP, theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện tốt các nhiệm vụ như sau:

1. Quán triệt và tổ chức thực hiện Kế hoạch số 1145/KH-UBND ngày 28/4/2023 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình số 1132-CTr/BCSĐ ngày 27/4/2023 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh thực hiện Chương trình số 33-CTr/TU ngày 01/3/2023 của Tỉnh ủy Long An thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; Văn bản số 2694/UBND-NCTCD ngày 05/4/2023 về việc thực hiện Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật giai đoạn 2022-2027 (Quyết định số 407) năm 2023 trên địa bàn tỉnh; Văn bản số 7366/UBND-NCTCD ngày 14/8/2023 về việc tổ chức triển khai thực hiện công tác rà soát văn bản pháp luật.

2. Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành:

- Khi tham mưu, đề xuất việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) phải đúng thẩm quyền và hình thức theo quy định của pháp luật; hồ sơ đề nghị xây dựng và ban hành văn bản phải đảm bảo về trình tự, thủ tục được quy định; đúng, đủ các tài liệu và đảm bảo chất lượng của từng tài liệu, hồ sơ; tuân thủ nghiêm việc không tham mưu cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản hành chính cá biệt nhưng có chứa QPPL.

Đối với các cơ quan được UBND cùng cấp giao chủ trì soạn thảo dự thảo văn bản QPPL phải nghiêm túc tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn soạn thảo, nâng cao chất lượng soạn thảo; bố cục, trình bày văn bản theo đúng quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định; việc tổ chức lấy ý kiến phải thực chất; đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tiễn địa phương, để phát huy hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện.

Đối với cơ quan thẩm định dự thảo văn bản QPPL (Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp) chỉ tiến hành thẩm định khi hồ sơ đề nghị thẩm định đảm bảo đúng thành phần hồ sơ theo quy định, đảm bảo việc tổ chức lấy ý kiến; tổ chức thẩm định phải đúng thời gian quy định, nâng cao chất lượng văn bản thẩm định dự thảo, tăng tính phản biện để văn bản QPPL được ban hành đảm bảo phù hợp, thống nhất, khả thi theo quy định.

- Chủ động tự kiểm tra và xử lý kịp thời những văn bản mới ban hành (kể cả văn bản hành chính) trên địa bàn, đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật. Phối hợp với Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp tham mưu, đề xuất xử lý dứt điểm các văn bản do cơ quan mình tham mưu ban hành không phù hợp với quy định pháp luật. Thường xuyên theo dõi, chỉ đạo việc kiểm tra, rà soát văn bản thuộc ngành, lĩnh vực, địa phương quản lý, để tham mưu xử lý văn bản hết hiệu lực, văn bản có nội dung không còn phù hợp với quy định hiện hành.

- Chủ động thực hiện rà soát thường xuyên các văn bản QPPL đảm bảo theo quy định; định kỳ hằng năm thực hiện công bố danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực đúng yêu cầu về nội dung và thời hạn; xử lý và kiến nghị xử lý đối với những văn bản QPPL không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và văn bản QPPL mới của Trung ương có liên quan. Đặc biệt, tăng cường rà soát các văn bản hành chính cá biệt có quy định thủ tục hành chính, có chứa QPPL để kịp thời phát hiện (hoặc thông qua phản ánh, kiến nghị và tiếp nhận thông tin), xử lý hoặc tham mưu cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời theo quy định.

3. Đẩy mạnh hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, người dân về vướng mắc, bất cập và chú trọng việc phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật, nhất là trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật.

4. Quan tâm bố trí công chức làm nhiệm vụ pháp chế đảm bảo yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ công tác pháp chế; phát huy vai trò tham mưu, đề xuất xây dựng, ban hành văn bản và kiểm tra, rà soát các văn bản QPPL của công chức pháp chế, cán bộ làm công tác xây dựng văn bản cấp huyện, cấp xã. Hằng năm, chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, để nâng cao năng lực, trình độ cán bộ làm công tác văn bản nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Bố trí kinh phí đầy đủ phục vụ hiệu quả cho công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

5. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị; tăng cường kiểm tra, nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong việc tham mưu xây dựng, ban hành văn bản QPPL; phân công rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong việc nghiên cứu, tham mưu soạn thảo, trình ban hành văn bản QPPL. Chủ động, nghiêm túc trong việc kiểm tra, kiểm điểm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý trách nhiệm đối với đơn vị, cá nhân tham mưu soạn thảo không đảm bảo chất lượng, cương quyết không xem xét khen thưởng các đơn vị, cá nhân chậm trễ trong việc tham mưu ban hành văn bản quy định chi tiết./.

Ngọc Ánh

 


Lượt người xem:   21
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by