Tin tức Sự kiện
Thứ 5, Ngày 12/01/2023, 10:00
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội và tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023
12/01/2023
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội, vui Xuân, đón tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vui tươi, phấn khởi, an toàn, tiết kiệm; ngày 11/01/2023, UBND tỉnh ban hành văn bản số 308 /UBND-VHXH về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội và tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về quản lý và tổ chức lễ hội: Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 18/11/2022 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Quý Mão năm 2023; Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón tết Nguyên đán Quý Mão vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; Chỉ thị số 274/CT-BVHTTDL ngày 23/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tăng cường quản lý nhà nước đối với một số hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, phục hồi và phát triển du lịch; Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 16/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức các  hoạt động mừng Đảng - mừng Xuân Quý Mão năm 2023; Chỉ thị số 3893/CT-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp đảm bảo đón tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định, bảo đảm các hoạt động lễ hội, vui xuân, kỷ niệm ngày truyền thống... thiết thực, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương.

Tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa, phù hợp với thuần phong mỹ tục; loại bỏ hoặc thay thế những tập tục không còn phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển. Phát huy tính tích cực, sáng tạo của nhân dân trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Định hướng tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa giáo dục của lễ hội, di tích; vận động, thuyết phục người dân, du khách thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội.

Quản lý chặt chẽ hoạt động đăng ký và thông báo tổ chức lễ hội trên địa bàn. Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng mọi điều kiện để lễ hội diễn ra đảm bảo an toàn, không để xảy ra sai sót; bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông; an toàn sông nước, thích ứng an toàn, phòng, chống hiệu quả dịch bệnh Covid-19; đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc; tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm tràn lan gây tốn kém, lãng phí. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội - nhất là đối với 03 lễ hội được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia (Lễ hội làm chay, huyện Châu Thành, Lễ hội Miếu bà Ngũ Hành Long Thượng, huyện Cần Giuộc, Đại lễ Kỳ Yên đình Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ) cùng một số lễ hội gắn với các di tích lịch sử - văn hóa, thu hút đông đảo Nhân dân đến tham dự như như: Lễ Vía Miếu Quan Thánh Đế (Phường 1, thành phố Tân An); lễ hội Chùa Nổi (xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng); Lễ hội Kỳ yên tại các ngôi đình như Đình Bình Cang (xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa), Đình Phước Lý (xã Phước Lý, huyện Cần Giuộc), Đình Vạn Phước (xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước), Đình Chánh Tân Kim (xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc), Đình Vĩnh Phong (thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa)…

Riêng đối với 03 lễ hội: Lễ hội làm chay, Lễ hội Miếu bà Ngũ Hành Long Thượng, Đại lễ Kỳ Yên đình Tân Phước Tây đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia: Giao UBND các huyện Châu Thành, Cần Giuộc, Tân Trụ phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai công tác kiểm tra thường xuyên, liên tục trước, trong và sau khi kết thúc lễ hội; xây dựng kế hoạch chi tiết; đảm bảo an ninh trật tự, công tác bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm; không để xảy ra các hành vi phản cảm, chen lấn giành cướp lộc, các tệ nạn mê tín dị đoan, ăn xin, cờ bạc hoặc cờ bạc trá hình trong khu vực diễn ra lễ hội.

Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão 2023 gắn với các hoạt động lễ hội đảm bảo thiết thực, tiết kiệm, lành mạnh, an toàn phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán của địa phương.

Quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính, không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội trong giờ hành chính (trừ trường hợp đang thực thi nhiệm vụ);…/.

PBLA

 


Lượt người xem:   17
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by